3CElectricTin tứcTin tức liên quanXuất khẩu máy ép củi trấu

 

xuat-khau-may-ep

Trao đổi với chúng tôi, ông Tường cho hay, là nông dân, cũng có hiểu biết về cơ khí, ông cùng với người con trai đã tự chế những dụng cụ sản xuất rất cần thiết cho nhà nông như: máy bóc vỏ đậu phộng, máy bóc vỏ đậu xanh, máy ép dầu phộng, máy vò hạt tiêu, máy gặt lúa; các loại máy sấy nông sản, các loại máy chế biến ca cao, cà phê, tiêu, máy chế biến thức ăn gia súc...

Năm 2002, ông Tường đầu tư cho con trai là Nguyễn Thành Tâm (SN 1980) đi tu nghiệp ở Nhật Bản. Trong thời gian tu nghiệp ở Nhật, Tâm đã học hỏi được quy trình sản xuất củi từ mùn cưa. Sau 3 năm tu nghiệp, trở về nước và nhận thấy nguồn trấu thải ra dồi dào sau khi xay lúa, Tâm đã đề xuất ý tưởng với cha về một loại máy ép trấu thành củi dựa trên cấu trúc máy ép mùn cưa thành củi của Nhật Bản. Thế là, hai cha con hào hứng bắt tay vào công việc. Những “cỗ máy” đầu tiên còn cồng kềnh nên họ phải mày mò, chỉnh sửa với thời gian khá dài để nâng cao chất lượng của máy ép củi. Nhờ kinh nghiệm và tay nghề cơ khí cao và đầu óc sáng tạo của mình, ông Tường đã có nhiều sáng kiến làm thay đổi kết cấu kỹ thuật, cải tiến linh kiện của máy có khi cả tuần, cả tháng trời để đạt được sản phẩm tốt hơn. Đến nay, chiếc máy ép trấu thành củi của ông Tường đã hoàn thiện, được khách hàng chấp nhận.

“Hiện nay chúng tôi sản xuất trung bình mỗi tháng khoảng 20 máy, máy được giao tận nơi tại các tỉnh từ Bắc chí Nam. Trong 8 tháng đầu năm nay, chúng tôi đã giao và vận hành hơn 100 máy, các máy đều chạy rất tốt. Cá biệt có nơi đặt một lần 10 máy, như ở Trà Vinh cho ra khoảng 20 tấn củi thành phẩm mỗi ngày và củi này được xuất khẩu qua Hàn Quốc hoặc ở huyện Cờ Đỏ, lắp đặt “hệ thống” 20 máy chạy ổn định để xuất khẩu củi qua Đức và một số máy đã xuất qua nước ngoài như Canada, Lào, Indonesia... Máy ép củi trấu được đưa về nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long (miền Nam) và đồng bằng sông Hồng (miền Bắc), vì đây là 2 vựa lúa lớn của cả nước. Từ đầu năm 2012 đến nay, cơ sở của gia đình tôi đã sản xuất và tiêu thụ được 200 máy. Máy ép củi từ trấu không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Lào. Hiện tại, có khách hàng ở Indonesia đang đặt hàng cơ sở của gia đình tôi 50 máy ép củi, mỗi máy trị giá 50 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi máy ép trấu lãi khoảng 10 triệu đồng...” - ông Tường cho hay.

Máy ép trấu của ông Tường đã giải quyết ô nhiễm cho môi trường cộng đồng, giải quyết vấn đề năng lượng ngày càng khan hiếm, giảm chặt phá rừng để lấy chất đốt, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, thu nhập thêm lợi nhuận cho các nhà máy xay xát. Và hơn nữa củi trấu là sản phẩm vừa giảm thiểu được lượng chất thải ra môi trường, vừa đảm bảo tỷ lệ ô nhiễm khi sử dụng là không độc hại như than đá, không những vậy tàn tro của củi trấu sau khi đốt có chứa trên 80% là silic oxyd, sử dụng trong việc cải tạo đất... Máy ép trấu thành củi của ông Tường đã được ban chỉ đạo Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ IV (2010 - 2011) của Hội nông dân Việt Nam tặng giải nhất; được Bộ công thương bình chọn là sản phẩm “Công nghiệp nông thôn tiêu biểu” khu vực phía nam - năm 2012...

Muốn biết thêm chi tiết, xin liên hệ với ông Tường qua số ĐT: 0983881179.

(Theo: Khoa học phổ thông)