1. Cyclops: Robot thử nghiệm mắt nhân tạo do Viện Kỹ thuật California chế tạo. Robot 4 bánh này là robot đầu tiên mô phỏng trải nghiệm thị giác của người khiếm thị được gắn võng mạc nhân tạo do chưa thể thử trên người. Thử nghiệm giúp hoàn chỉnh phần mềm tái tạo hình ảnh cho mắt nhân tạo
2. Riba: Robot hỗ trợ bệnh nhân yếu có thể tự đi lại, đứng, ngồi... do Viện Nghiên cứu Lý Hóa (Nhật Bản) chế tạo. Khung kim loại, da bằng xốp urethane, có 454 cảm biến ở các tay. Đây là robot duy nhất có thể ẵm được bệnh nhân nặng đến 60kg. Riba nhận biết khuôn mặt, giọng nói và làm theo mệnh lệnh giọng nói. Riba sẽ được ứng dụng từ năm 2011.
3. Kompai: Robot trợ giúp cá nhân do Hãng Robosoft (Pháp) chế tạo. Nó biết nhắc người già uống thuốc, gọi bác sĩ khi cần và đáng chú ý nhất là có cách giao tiếp thân thiện và tính cách tương hợp với người già, biết tránh chướng ngại vật và tự tìm chỗ sạc pin. Ứng dụng từ năm 2011.
4. Taizo: Robot hướng dẫn thể dục do Viện quốc gia Khoa học và kỹ thuật công nghiệp tiên tiến (AIST, Nhật Bản) chế tạo. Cao 0,6m, như người tuyết nhỏ, có 26 khớp nên robot có các động tác mềm dẻo như yoga, giúp dạy những lớp thể dục đơn giản. Taizo biết 30 bài tập, có thể kéo dài tay và uốn cong chạm ngón chân. Ứng dụng từ năm 2011.
5. Cardioarm: Robot trợ lý phẫu thuật do Cardiorobotics Inc. hợp tác Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) chế tạo. Robot hình rắn linh hoạt, dài chỉ 1cm, nặng 85g, camera mini trên đầu, điều khiển từ xa, mô tơ và các khớp nối cho phép quay 102 độ quanh cơ quan được phẫu thuật, chui vào ruột, cuống phổi... trong phẫu thuật nội soi. Ứng dụng từ năm 2012.
6. Raven 2: Robot phẫu thuật do Đại học Washington và Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ) chế tạo, có thể giúp phẫu thuật từ xa cho lính bị thương ở chiến trường, nạn nhân thiên tai, bệnh nhân sống ở vùng xa. Đây là robot đầu tiên cho phép 2 bác sĩ phẫu thuật cùng lúc thao tác trên một bệnh nhân từ xa qua màn hình, với 4 tay robot làm việc liên tục không tranh chấp nhau. Ứng dụng từ năm 2013
7. Tamer: Robot chuyên gia vật lý trị liệu do Đại học British Columbia (Canada) chế tạo, giúp giảm stress và hội chứng lo lắng ở trẻ em. Đây là robot biết diễn tả cảm xúc, biết phản ứng với sự đụng chạm... Ứng dụng từ năm 2014.
8. Riser: Robot phục hồi chức năng do Đại học British Columbia chế tạo, giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ, tránh nguy cơ bị ngã và chấn thương, giúp bệnh nhân lấy lại cảm giác cân bằng sau đột quỵ. Ứng dụng từ năm 2015.
9. PerMMA: Xe lăn robot duy nhất đến nay, do Đại học Pittsburgh (Mỹ) chế tạo, giúp bệnh nhân tổn thương cột sống di chuyển và ăn uống. Hai cánh tay robot giúp bệnh nhân dễ dàng làm những việc như nấu ăn, mặc quần áo, đi mua sắm... Tùy khả năng, bệnh nhân sẽ điều khiển tay robot bằng bàn phím cảm ứng hoặc bằng giọng nói. Hiện mỗi tay robot nâng được 3kg nhưng thiết kế mới sẽ nâng được đến 70kg. Ứng dụng từ năm 2020.
10. Herb: Robot quản gia do Intel Lab ở Pittsburgh và Đại học Carnegie Mellon chế tạo. “Quản gia” Herb tự cân bằng theo cơ chế xe Segway, biết nhận dạng hình ảnh, đồ vật, như phân biệt được chai nước ép với chai soda, biết bắt chước người, chọn đồ vật theo yêu cầu. Ứng dụng từ năm 2025.
( Theo : Saigongiaiphong )