Các robot trong mạng RobotEarth được thử nghiệm trong bệnh viện
RoboEarth là dự án "ấp ủ" bốn năm qua được tài trợ bởi Liên minh châu Âu (EU), được phát triển bởi các nhà khoa học từ Philips và năm trường đại học tại Châu Âu, bao gồm Eindhoven. Hệ thống cho phép cả robot lẫn con người có thể đưa thông tin lên cơ sở dữ liệu dựa trên nền tảng điện toán đám mây (clouse), và đây cũng là "bộ não" cho các cỗ máy."Cốt lõi của RoboEarth là một mạng toàn cầu dành cho robot: một mạng khổng lồ và kho cơ sở dữ liệu, nơi các robot có thể chia sẻ thông tin và học hỏi lẫn nhau", Rene van de Molengraft, trưởng dự án RoboEarth mô tả ngắn gọn."Vấn đề thường gặp hiện nay là robot thường được phát triển để thực hiện cho một công việc. Những thay đổi mỗi ngày xảy ra liên tục trong môi trường của chúng ta khiến các hành động được lập trình sẵn trở nên vô dụng".Để minh họa, nhà khoa học ví dụ qua trường hợp "một robot biết mở hộp thuốc có thể chia sẻ lên RoboEarth, và các robot khác có thể học và làm theo mà không cần phải được lập trình để mở loại hộp thuộc đó".Ngoài ra, do hệ thống vận hành trên nền tảng "đám mây" nên những tác vụ tính toán hay suy nghĩ có thể thông qua "đám mây", khiến những bo mạch trong robot đỡ vất vả hơn, tiết kiệm điện năng tiêu thụ hơn.Robot không còn xa lạ trong kỷ nguyên số ngày nay. Những robot giúp việc nhà cơ bản như robot hút bụi, lau kính... đã được thương mại hóa và có thể mua bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang phát triển các loại robot "con người" hơn, biết trợ giúp người khuyết tật hay người già.Bảo mật RoboEarth và việc robot dần có được trí thông minh cho chính mình cũng là những vấn đề lo ngại được các nhà khoa học nghiên cứu bàn thảo.( Theo Tuổi Trẻ )