3CElectricTin tứcTin tức liên quanNhân lực CNTT: Thiếu mà thừa

Nhân lực vừa thiếu vừa thừa

alt
Ông Nguyễn Trọng Đường.

Theo Báo cáo của ông Ngyễn Trọng Đường, Vụ trưởng, Vụ CNTT, Bộ TTTT trong hội thảo “Nhân lực CNTT trong thế giới phẳng” tại khu Công viên Phần mềm Quang Trung tổ chức ngày 1/12/2011, hiện trạng nguồn nhân lực CNTT Việt Nam đang ở trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu.

Cụ thể, đã có 277 trường đại học và cao đẳng có đào tạo CNTT, cuối năm 2010 cả nước có 60.000 sinh viên nhập học chuyên ngành CNTT gấp đôi so với 2006, và 30.000 sinh viên tốt nghiệp.

Hiện tại, có 250.000 kỹ sư CNTT bao gồm cả công nghiệp phần mềm, phần cứng, dịch vụ và nội dung số, tốc độ tăng trưởng trung bình vẫn từ 25 - 35 %. Mặc dù vậy, nhân lực thiếu, và thiếu nhất vẫn là lĩnh vực phần mềm, dịch vụ CNTT.

Các chuyên gia có trình độ như các chuyên gia quốc tế thì quá ít. Chỉ có khoảng 13% chuyên gia cung cấp các giải pháp tổng thể, chuyên gia có thể thiết kế hệ thống, phần mềm, có các chứng chỉ quốc tế về CNTT.

Tín hiệu đáng buồn, sức hấp dẫn của ngành học CNTT đang giảm sút, tỷ lệ sinh viên đăng ký dự thi CNTT thấp hơn so với nhiều ngành khác, như ngân hàng, tài chính, luật. Thêm vào đó, lương trong lĩnh vực CNTT Việt Nam chưa hấp dẫn, ví dụ như lương của kỹ sư CNTT Việt Nam khoảng 4 - 5 triệu đồng còn lương trong lĩnh vực ngân hàng từ 8 - 10 triệu.

Thiếu nhiều kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp CNTT khả năng ngoại ngữ còn “non”, trình độ chuyên môn thấp như dịch vụ thương mại điện tử Việt Nam rất thiếu những cán bộ CNTT vừa có thể là kỹ sư CNTT vừa biết cách làm thương mại điện tử.

Lĩnh vực giải trí, Việt Nam thiếu những người vừa thiết kế, đồ họa lại vừa làm công nghệ. Trong khi đó, các môn học ở trường đại học thường cập nhật chậm so với nhu cầu của doanh nghiệp. Cho đến tận bây giờ ngành đồ họa duy nhất có ở trường Mỹ Thuật, tuy nhiên học Mỹ Thuật thì lại không giỏi thiết kế game, hoặc thương mại điện tử.

Giáo trình của các trường không cập nhật, không nhiều giảng viên có thể sử dụng được tài liệu tiếng Anh, dẫn đến giảng viên cũng không nâng cao được nhiều kiến thức. Vì giảng viên không đủ trình độ thì khó có thể có sinh viên có trình độ.

Giải pháp đẩy mạnh

Để khắc phục được tình trạng thiếu nguồn nhân lực này chính phủ cũng đưa ra những chính sách đưa ra giải pháp và hành động cụ thể: Tập trung đẩy mạnh triển khai phát triển nguồn nhân lực đến 2015, 30% sinh viên Việt Nam đạt trình độ quốc tế có thể gia nhập ngay vào thị trường lao động; Đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư cơ sở nghiên cứu, trường đại học đạt cơ sở quốc tế; Tổ chức các khóa đào tạo chuyên gia bậc cao theo đúng đặt hàng nhu cầu xã hội; Tăng cường các khóa đào tạo ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, xã hội, người dân, triển khai các khóa đào tạo CNTT trực tuyến.

Hiện nay Bộ GDĐT đang triển khai chương trình 1+4, đó là chương trình 1 năm đầu đào tạo tiếng Anh, tiếng Nhật, 4 năm còn lại đào tạo xen kẽ vừa tiếng Anh, tiếng Nhật và chuyên ngành.

Theo kinh nghiệm của ông Muhammad Imran, Tổng Giám đốc, K - Workers Development Department MDeC, Malaysia liên kết với Intel trong việc giảng dạy sinh viên để thúc đẩy các chương trình đào tạo sát với thực tế. Cụ thể, hàng năm Intel tuyển 100 sinh viên mới ra trường vào làm việc và họ bỏ ra 4 tháng để huấn luyện lại sinh viên. Không những thế, họ còn thường xuyên soạn thảo và cập nhập nội dung vào chương trình giảng dạy. Bên cạnh đó, Intel cung cấp trang thiết bị và sách giáo khoa để hỗ trợ các giảng viên ở trường đại học. Từ đó, đội ngũ CNTT của Malaysia đã có trình độ sát thực tế và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hơn.

Theo PCWorld