3CElectricTin tứcTin tức liên quanAn toàn Điện hạt nhân VN: nhân lực hàng đầu


alt
Đại học Đà Lạt - Cơ sở đào tạo hạt nhân.


Thứ trưởng Lê Đình Tiến nhấn mạnh, sau sự cố nhà máy Fukushima, Việt Nam vẫn quyết tâm triển khai chương trình điện hạt nhân. Vì việc xây dựng điện hạt nhân là nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết và bảo đảm an ninh năng lượng phát triển đất nước. Đó cũng là xu hướng của thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, sau sự cố Fukushima Chính phủ VN đặt vấn đề an toàn hạt nhân cho các nhà máy điện hạt nhân cao hơn với khẩu hiệu "an toàn là trên hết". Chính vì vậy, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực vận hành nhà máy cũng được đặt lên hàng đầu.

Lời khẳng định của lãnh đạo Bộ Khoa học Công nghệ được đưa ra trong lời khai mạc cuộc hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực cho chương trình Điện hạt nhân và quản lý tri thức hạt nhân” sáng nay 11/11/2011 tại Hà Nội do IAEA và Cục Năng lượng Nguyên tử Việt Nam tổ chức.

Tham gia hội thảo, ngoài đại diện và các chuyên gia IAEA, còn có nhiều chuyên gia từ Nga, Nhật; các đối tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của VN ở tỉnh Ninh Thuận. Các chuyên gia các nước cũng có một buổi trình bày kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và quản lý tri thức hạt nhân. Sau đó, đại diên IAEA cùng một số chuyên gia sẽ thực hiện chuyến tham quan khảo sát các cơ sơ nghiên cứu và đào tạo hạt nhân tại Hà Nội, Đà Lạt, Tp HCM…

Khoảng 50 đại diện và chuyên gia Việt Nam từ các bộ ngành liên quan, các cán bộ khoa học và giảng dạy từ các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy liên quan với dự án xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

Tại cuộc hội thảo đại diện IAEA đã trình bày báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực và quản lý tri thức hạt nhân ở các nước, đặc biệt các quốc gia mới bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân như nước ta, đồng thời bày tỏ sự sẵn sàng phối hợp và giúp đỡ trong nhiệm vụ quan trọng này.

Bản báo cáo của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo VN cũng trình bày Đề án “đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử”. Trong báo cáo này, đã đưa ra những con số cụ thể. Đến năm 2020 các cơ sở đào tạo trong nước phối hợp với các đối tác bên ngoài sẽ đào taọ khoảng 2400 kỹ sư và cử nhân, 350 Thạc sĩ và Tiến sĩ (trung bình 240 KS và CN, 35 ThS và TS mỗi năm) nhằm đáp ứng tiến độ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

Một số chuyên gia VN tham gia hội thảo đặt vấn đề nghi ngờ về khả năng thực thi của bản đề án của Bộ GD. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân Việt Nam vẫn còn là điều băn khoăn của nhiều người đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của các cơ quan có trách nhiệm từ trung ương đến cơ sở.

Theo Vietnamnet