Liệu mô hình lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ đã trở thành “chuyện ngày hôm qua”?
Mô hình lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ cổ điển
Kể từ mô hình lò phản ứng hạt nhân đời đầu được thiết kế và xây dựng trong thập niên 1950. Trước nhu cầu và tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn của thời đại mới, thì những phát minh trong công nghệ xây dựng và thiết kế lò phản ứng hạt nhân, đang là điều mà nhân loại thực sự mong chờ.
Ông Adm. Hyman G. Rickover, nhà khoa học quân sự người Mỹ, cha đẻ của các thiết kế tàu chiến sử dụng năng lượng hạt nhân, đồng thời ông cũng là một trong những nhà khoa học nổi tiếng trong công nghệ hạt nhân dân sự, tin tưởng rằng, công nghệ xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới trong tương lai vẫn sẽ dựa trên công nghệ hiện tại.
Điển hình là thiết kế lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ (LWR), một trong những thành tựu “sáng giá” trong sự nghiệp của ông Rickover.
Nhận định của ông Rickover không phải là vô căn cứ, vì thiết kế lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ có thể dễ dàng tìm thấy thông qua các thiết kế của mô hình lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ 2, 3, 3 + và cả một số mô hình lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ 4 - mô hình được cho là công nghệ xây dựng lò phản ứng hạt nhân cho tương lai loài người.
Hiện nay, hầu hết các lò phản ứng hạt nhân trên thế giới đều là các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, hiện nay trên thế giới có hơn 360 lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ, 40 lò phản ứng nước nhẹ khác đang trong quá trình xây dựng.
Các tên gọi như: Lò nước sôi ( BWR ), lò nước áp lực (PWR) và lò nước nặng (PHWR), đều là các thiết kế khác nhau của lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc công ty công nghệ hạt nhân General Atomics (GA), California, một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ tại Mỹ, lại cho rằng, công nghệ lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ đã là “chuyện ngày hôm qua”.
Theo họ, nếu dùng các phát minh của nhân loại để so sánh với công nghệ lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ, thì người ta sẽ liên tưởng ngay những công nghệ “đời đầu” của nhân loại như, phim đen trắng, máy bay sử dụng động cơ cánh quạt, máy tính bảng và điện thoại dây…
Công ty GA tự tin tuyên bố rằng, với phát minh đột phá về công nghệ xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới của mình, thì công ty sẽ khép lại thời kỳ mà nhân loại chỉ biết tới phát triển các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ trong suốt những thập kỷ vừa qua.
Hầu hết các phát minh trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng lò phản ứng hạt nhân toàn cầu lại chủ yếu xoay quanh việc cải tiến mô hình lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ, điển hình là các thiết kế mô hình lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ 3, 3+ được cải tiến, phát triển từ mô hình lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ 2.
Đáng nói hơn là, ngay cả thế hệ lò phản ứng hạt nhân thứ 4, được kỳ vọng là sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho ngành năng lượng hạt nhân, thì một số thiết kế, phát minh mới gần đây của các công ty, tập đoàn khoa học công nghệ khác, dù có những bước tiến dài trong phát triển công nghệ hạt nhân, lại vẫn đi theo mô hình cơ bản của các thế hệ lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ thế hệ trước.
Vì nguyên nhân trên, mà điều công ty GA muốn công bố với toàn thế giới là, mô hình lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới của họ sẽ thoát khỏi tư duy thiết kế của tất cả các thế hệ lò phản ứng hạt nhân cũ trước đây.
Đây mới thực sự là thế hệ lò phản ứng hạt nhân thứ 4, bước “đột phá” của nhân loại trong lĩnh vực phát triển công nghệ thiết kế, xây dựng các lò phản ứng hạt nhân.
(Theo: Nangluongvietnam)