3CElectricTin tứcGiải pháp kỹ thuậtCác loại CO, mẫu CO, cơ quan có thẩm quyền cấp CO
Có hai loại CO chính:- CO không ưu đãi: tức là CO bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.- CO ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development ): Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ.Các mẫu CO:                                                      - CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP- CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT

- CO form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN - Trung Quốc- CO form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam - Lào- CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc

- CO form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP- CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi- CO form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)- CO form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU- CO form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico- CO form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela- CO form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của PeruCác cơ quan có thẩm quyền phát hành CO tại Việt Nam:Bộ Công thương là cơ quan thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Bộ Công thương trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại CO sau:- CO form A hàng giày dép xuất khẩu sang EU- CO form D- CO form E- CO form S- CO form AKPhòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại CO còn lại ( bao gồm cả CO form B với mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU).* Trường hợp hàng xuất khẩu không cấp được CO, theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa như: chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,…

( 3C E-Commerce tổng hợp )