Jeong-Yun Sun và Christoph Keplinger - 2 nhà khoa học của dự án
Một chiếc loa trong suốt đã là điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, mục tiêu chính của dự án là trình diễn khả năng truyền điện tích bằng ion thay vì electon và tiềm năng ứng dụng vào các thiết bị điện tử. Trong hầu hết các trường hợp, các chất ion có khuynh hướng tạo ra một mạch kết nối yếu khi áp dụng lên chúng một điện thế và điện thế quá cao có thể kích hoạt một phản ứng hóa học phá hủy vật liệu. Tuy nhiên, với hệ thống của đại học Harvard, cao su đóng vai trò như một lớp cách ly, cho phép các nhà khoa học kiểm soát điện thế tốt hơn và tăng tốc kết nối.Theo nhóm nghiên cứu, nếu các chất dẫn ion hoàn hảo, chúng tiềm năng sẽ mang lại một số ưu điểm so với các chất dẫn đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Một vấn đề thường gặp với hầu hết các chất dẫn dẻo là điện trở của chúng sẽ tăng khi bị kéo dãn, làm hạn chế hiệu năng trong một số thiết bị điện tử. Chất dẫn ion mặt khác không vấp phải vấn đề này và có thể được kéo dãn nhiều lần so với diện tích ban đầu mà không ảnh hưởng đến mạch điện bên trong. Dĩ nhiên là chất dẫn ion chưa thể đáp ứng suất điện trở cần thiết trong thiết bị điện tử tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nếu mục tiêu đặt ra là chế tạo một mạch điện có thể gói gọn, mềm dẻo thì chất dẫn ion là một sự lưa chọn thay thế đầy tiềm năng. Thêm vào đó, chất dẫn ion có thể được chế tạo từ các vật liệu trong suốt sẵn có trên thị trường.( Theo : Tinh Tế )