3CElectricTin tứcTin tức liên quanĐiểm nhấn ngành công nghệ cơ khí

 

alt

SV Khoa Cơ khí động lực ĐH SP Kỹ thuật trong một giờ thực hành . Ảnh: Quang Phương

PGS - TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cho biết: Việt Nam có khoảng 11 liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô. Xu hướng phát triển của ngành sản xuất ô tô rất lớn.

Sự xuất hiện các tập đoàn trong nước chuyên sản xuất, lắp ráp ô tô cũng mở thêm cơ hội làm việc cho SV ngành cơ khí ô tô. Đó là chưa kể đến số lượng đông đảo các trung tâm, gara sản xuất máy móc, sửa chữa ô tô… Hằng năm, số SV tốt nghiệp ngành này không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, trong các kỳ tư vấn tuyển sinh, rất ít học sinh, phụ huynh quan tâm đến ngành dễ kiếm việc làm này. Hiện ngành có 2 hướng đào tạo: đào tạo kỹ sư và người dạy lĩnh vực này. Ông Dũng cho rằng, học sinh và phụ huynh cần phân định rõ để lựa chọn: tùy trường, chương trình đào tạo mà có hai hướng khác biệt: kỹ thuật (thiết kế) hoặc công nghệ (làm việc tại hiện trường).

Năm 2010, điểm chuẩn vào ngành này ở các trường khá chênh lệch: có trường 18 điểm nhưng có trường chỉ bằng điểm sàn. Tại miền Bắc, ĐH Bách khoa Hà Nội: 18 điểm; ĐH Công nghiệp Hà Nội: công nghệ kỹ thuật cơ khí: 16 điểm, công nghệ kỹ thuật ôtô: 15,5 điểm; ĐH Điện lực: 15,5 điểm; ĐH GTVT: 17 điểm; ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp: 14 điểm…

Ở khu vực phía Nam, ĐH Bách khoa Đà Nẵng: cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực: 16 điểm; ĐH Bách khoa TPHCM: 17 điểm; ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: cơ khí chế tạo máy: 15, cơ khí ô tô: 15,5 điểm; ĐH Giao thông Vận tải TPHCM: 14,5 điểm; ĐH Cần Thơ: 13 điểm; ĐH Công nghiệp TPHCM: công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật ô tô: 14 điểm; ĐH Nông lâm TPHCM: cơ khí nông lâm, kỹ thuật ô tô: 13 điểm…

 

(Theo TPO)