FPT Telecom chính thức tham gia thị trường truyền hình cáp
Tháng 4/2013, Bộ TT&TT đã cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp cho Viettel. Tuy nhiên, Viettel được cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số trên toàn quốc, nhưng không được cung cấp dịch vụ truyền hình tương tự tại 8 tỉnh thành gồm; Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắc Lắk. Hiệu lực của giấy phép là 5 năm, đến hết ngày 28/4/2018.Viettel cũng đã cam kết thực hiện giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. Theo đó, trong vòng 12 tháng từ khi được cấp phép mà chưa chính thức cung cấp dịch vụ, Viettel cam kết nộp phạt 30 tỷ đồng; sau thời điểm cung cấp dịch vụ 3 tháng mà chưa cung cấp đầy đủ các kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu sẽ nộp phạt 20 tỷ đồng. Về phạm vi cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp dịch vụ tới 63 tỉnh thành phố sau 3 năm, nếu không hoàn thành sẽ chịu phạt 70 tỷ đồng, đồng thời chịu phạt 50 tỷ đồng nếu không phát triển được 2 triệu thuê bao sau 3 năm. Viettel cũng cam kết chịu phạt tới 80 tỷ đồng nếu không tuân thủ lộ trình số hóa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện cho biết sau 9 năm phát triển, thị trường mới có khoảng 4 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, như vậy còn một số lượng rất lớn người dân Việt Nam chưa được sử dụng dịch vụ. “Bản chất việc doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình cáp là phát huy thế mạnh hạ tầng truyền dẫn của họ. Tôi tin rằng khi các doanh nghiệp viễn thông nhảy vào thị trường này, giá dịch vụ cung cấp cho người dân sẽ giảm mạnh chứ không tăng liên tục như thời gian vừa qua”, ông Mai Liêm Trực nói.
( Theo ICTNews )