I. Quy trình bảo dưỡng máy CNC
Trước khi tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra tổng thể hoạt động làm việc của máy, đánh giá tình trạng của máy, đưa ra phương án bảo dưỡng tối ưu. Kiểm tra bảo dưỡng phần điện – điện tử và phần cơ khí.
1. Phần Điện-Điện tử
Ø Kiểm tra hoạt động phần điều khiển.
Ø Vệ sinh toàn bộ thiết bị điện, main mạch điện tử, các thiết bị ngoại vi.
Ø Thống kê các thiết bị cần bảo dưỡng, thay thế và dự toán kinh phí vật tư cần thiết.
Ø Bảo dưỡng hệ thống điện ,mối nối,cáp kết nối,các tín hiệu ngoại vi (công tắc hành trình,cảm biến hành trình…) .
Ø Kiểm tra ,bảo dưỡng main CPU.
Ø Kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị,linh kiện điện tử bị hỏng, hoạt động không ổn định.
2. Phần cơ khí
Ø Kiểm tra hoạt động cơ cấu cơ khí, chất lượng đầu ra sản phẩm của máy.Từ đó đánh giá tình trạng máy đưa ra phương án bảo dưỡng.
Ø Tháo lắp,kiểm tra,bảo dưỡng các cơ cấu chấp hành của máy (tra dầu mỡ trục,bulong,ốc vít…).
Ø Hiệu chỉnh cơ cấu cơ khí chính xác.
II. Kết quả đạt được sau quá trình bảo dưỡng
Ø Máy hoạt động tốt, đảm bảo được an toàn, ổn định theo tiêu chuẩn kỹ thuật, giảm tiêu hao năng lượng điện.
Ø Hệ thống điều khiển làm việc ổn định, giảm nhiệt độ phát sinh khi hoạt động từ đó tăng tuổi thọ linh kiện, đảm bảo độ chính xác khi điều khiển.
Ø Cơ cấu cơ khí hoạt động êm, giảm ma sát giữa các cơ cấu chuyển động.
Ø Tăng tuổi thọ làm việc của máy, giảm chi phí sửa chữa.
III. Sau khi bảo dưỡng
Ø Đánh giá lại hoạt động, tình trạng và môi trường làm việc của máy, đưa ra kế hoạch bảo dưỡng máy định kỳ.
Theo Nasaco