3CElectricTin tứcGiải pháp kỹ thuậtLựa chọn hệ thống làm mát cho tủ điện
Xác định, quản lý tải nhiệt Xác định được các nguồn điện tham gia vào sự tải nhiệt và làm thế nào nhiệt được chuyển tải trong tủ điện là một trong những bước đầu tiên để lựa chọn một hệ thống làm mát thích hợp. Hai yếu tố chính đóng góp vào việc tải nhiệt của vỏ tủ điện là nguồn nhiệt bên trong và bên ngoài, bao gồm: động cơ, máy biến áp, thiết bị thông tin liên lạc, moto phụ, nguồn cung cấp điện, bảng điều khiển, bộ điều khiển logic lập trình, máy chủ và thiết bị mạng khác.

Nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường đề cập đến nhiệt độ môi trường bao quanh của vỏ tủ điện. Trong môi trường trong nhà, nhiệt độ môi trường xung quanh có thể bị ảnh hưởng bởi các nguồn nhiệt như: lò công nghiệp, lò nung. Khi nhiệt độ môi trường là đủ lớn để làm ảnh hưởng đến nhiệt độ bên trong tủ điện, nó phải được xác định để tính toán tải nhiệt.

Sự truyền nhiệt

Nhiệt luôn luôn truyền từ khu vực nhiệt độ cao hơn đến nơi có nhiệt độ thấp hơn. Do vậy, việc làm mát tủ điện có thể thực hiện theo ba cách khác nhau:

1. Làm mát đối lưu tự nhiên

Dòng nhiệt sẽ từ môi trường có nhiệt độ cao hơn di chuyển sang môi trường mát hơn một cách tự nhiên khi nhiệt độ môi trường xung quanh vỏ tủ điện mát hơn nhiệt độ bên trong tủ. Nhiệt từ vỏ tủ điện tỏa ra một cách tự nhiên qua thành tủ và nhiệt độ bên trong sẽ được hạ xuống. Đây là phương pháp đơn giản nhất, nhưng nó cũng mang lại hiệu quả ít nhất vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa vỏ tủ điện và môi trường xung quanh là không đủ lớn để làm mát các thiết bị bên trong tủ điện.

2. Làm mát đối lưu cưỡng bức

Lượng nhiệt di chuyển từ khu vực có nhiệt độ cao hơn đến khu vực có nhiệt độ thấp hơn có thể được tăng lên bằng các quạt thông gió để giảm sức cản nhiệt của các vách ngăn giữa hai khu vực. Các quạt thông gió làm giảm nhiệt độ bên trong tủ điện bằng cách làm mát đối lưu cưỡng bức. Các quạt thông gió có thể làm mát tủ điện nhưng nó sẽ đưa các bụi bẩn từ môi trường bên ngoài vào bên trong tủ. Giải pháp tốt nhất  của vấn đề này là một vòng trao đổi nhiệt khép kín. Tuy nhiên, cũng như với làm mát đối lưu tự nhiên, lượng nhiệt chuyển từ các thành phần bên trong bao vây bị giới hạn bởi nhiệt độ không khí xung quanh.

3. Làm mát chủ động

Khi làm mát đối lưu tự nhiên và đối lưu cưỡng bức không có đủ khả năng truyền nhiệt để làm mát các thiết bị bên trong tủ điện, điều hòa không khí có thể làm được điều này. Điều hòa không khí sẽ tạo nên một hệ thống khép kín. Do đó, nó sẽ bảo vệ các thiết bị bên trong tủ điện khỏi các yếu tố môi trường như bụi bẩn hay các chất lỏng.

Lựa chọn điều hòa không khí cho tủ điện

Lựa chọn một điều hòa không khí có kích thước phù hợp rất quan trọng để đạt được hiệu quả và hiệu suất tối ưu. Tính toán công suất làm mát cần thiết là một bước quan trọng để lựa chọn một điều hòa không khí có kích thước phù hợp. Khả năng làm mát của điều hòa không khí được thể hiện ở số BTU / giờ, dựa vào tải nhiệt bên trong và sự chuyển tải nhiệt. Tải nhiệt bên trong - Mỗi bộ phận trong tủ điện có thông số kỹ thuật về sản lượng nhiệt tối đa, thông thường chúng được đo bằng Watts, có thể được chuyển đổi sang BTU / giờ. Cộng các thông số kỹ thuật về sản lượng nhiệt tối đa của mọi phần tử trong tủ điện sẽ cho bạn tổng tải nhiệt bên trong cho tủ điện. Chuyển tải nhiệt – Sự truyền nhiệt  giữa môi trường bên trong tủ điện và môi trường bên ngoài được gọi là chuyển tải nhiệt. Kích thước vỏ tủ điện và điều hòa Ngoài việc tính toán khả năng làm mát, bạn cũng phải xem xét kích thước vật lý của cả điều hòa không khí và vỏ tủ điện để đảm bảo rằng chúng phù hợp.

Lựa chọn thiết bị chuyển nhiệt

Thiết bị chuyển nhiệt thường được sử dụng khi nhiệt độ môi trường xung quanh tương đối thấp. Nó tạo ra một hệ thống khép kín và hạn chế các bụi bẩn có thể đi vào bên trong tủ điện. Nó có lợi thế là cung cấp hiệu quả làm mát cao mà không cần bộ lọc. Công suất làm mát của một thiết bị chuyển nhiệt được thể hiện ở chỉ tiêu Watts / độ C (W / ° C). Nó cũng được tính toán một cách tương tự như điều hòa không khí và bổ sung thêm một yếu tố là: Delta T. * Tải nhiệt bên trong - Cũng như với điều hòa không khí, tải nhiệt bên trong được tính bằng cách cộng các thông số kỹ thuật về sản lượng nhiệt tối đa của tất cả các phần tử trong tủ điện. * Chuyển tải nhiệt - Chuyển tải nhiệt cho thiết chuyển nhiệt được tính toán bằng cách sử dụng diện tích bề mặt và hằng số tiêu chuẩn công nghiệp của vỏ tủ điện. Hằng số này thay đổi tùy thuộc vào vật liệu tạo ra vỏ tủ điện. * Delta T - Delta T là chênh lệch giữa nhiệt độ tối đa của môi trường xung quanh và nhiệt độ tối đa cho phép bên trong tủ điện.

Lựa chọn quạt lọc thông gió

Quạt lọc thông gió cũng có thể mang lại hiệu quả khi nhiệt độ môi trường xung quanh thấp hơn nhiệt độ bên trong tủ điện. Tính công suất làm lạnh Công suất làm mát của một quạt lọc thông gió được thể hiện ở số feet khối mỗi phút (CFM). Phương trình được sử dụng để tính toán công suất làm mát cần thiết của một quạt lọc thông gió bao gồm tải nhiệt bên trong và Delta T. * Tải nhiệt bên trong - Cũng như với điều hòa không khí hoặc thiết bị chuyển nhiệt, tải nhiệt bên trong của một tủ điện được tính toán bằng cách cộng các thông số kỹ thuật về sản lượng nhiệt tối đa của tất cả các phần tử trong tủ điện. * Delta T - Là sự chênh lệch giữa nhiệt độ tối đa của môi trường và nhiệt độ tối đa bên trong tủ điện. Như vậy, việc lựa chọn hệ thống làm mát thích hợp cho tủ điện là rất quan trọng để giảm chi phí vận hành, bảo vệ thiết bị điện và đạt được hiệu quả cao từ chi phí đầu tư ban đầu. Lựa chọn hệ thống sai có thể dẫn đến hư hỏng thiết bị và làm tăng chi phí vận hành. Các bước để lựa chọn các hệ thống làm mát phù hợp: * Tính toán tải nhiệt của tủ điện * Quyết định hệ thống làm mát thích hợp * Tính toán công suất làm mát cần thiết * Lựa chọn một hệ thống đáp ứng tất cả các yêu cầu trên và phù hợp với kích thước của tủ điện.

Nguồn: ept.ca