Máng cáp là gì?

Máng cáp là hệ thống đỡ và lắp đặt hướng đi các loại dây, cáp điện (có bọc cách điện) nhằm tăng tính thẩm mỹ. Máng cáp có tên tiếng Anh là "trunking" hoặc "cable tray". Hệ thống máng cáp được dùng trong hệ thống dây, cáp điện trong các tòa nhà, xưởng sản xuất, chung cư...

Hệ thống máng cáp dùng để lắp đặt và bảo vệ các loại dây cáp phân phối điện hoặc dây cáp tín hiệu truyền thông. Máng cáp áp dụng cho việc quản lý cáp trong xây dựng thương mại và công nghiệp. Chúng đặc biệt hữu ích trong trường hợp thay đổi một hệ thống dây điện, vì dây cáp mới có thể được cài đặt bằng cách đặt chúng trong máng cáp thay vì lắp đặt thông qua một đường ống.

Vật liệu thường dùng làm máng cáp bao gồm: Thép sơn tĩnh điện, thép tấm mạ kẽm, thép mạ kẽm nhúng nóng, Inox, hợp kim nhôm hoặc composite.

Phân loại máng cáp:

  • Máng cáp thẳng: Máng cáp thẳng thường được chế tạo từ 2,5m đến 3m nhằm thuận tiện cho việc sản xuất, vận chuyển, lắp đặt. Máng cáp có thể kèm nắp hoặc không.

  • Co ngang (cút L): Cút L còn được gọi là cút 90°. Có chức năng rẽ sang trái trong một hệ máng cáp. Hai đầu của cút L có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau, và khi không bằng nhau thì bạn phải lưu ý hướng rẽ của chúng là trái hoặc phải.

  • Co lên: Co lên là chi tiết để dẫn hướng cáp đang đi thẳng thành đi lên.

  • Co xuống: Co xuống là chi tiết để dẫn hướng cáp đang đi thẳng thành đi xuống. Co Xuống và Co Lên là không đối xứng nhau, nên bạn tránh nhầm lẫn hai chi tiết này với nhau khi đặt hàng.

  • Chữ T (Cút T): Cút T tức ngã 3, 3 hướng của Cút T có thể bằng nhau hoặc khác nha. Quy ước về tên gọi chữ T được đọc theo chiều kim đồng hồ độ rộng của 3 cạnh chữ T: ví dụ 3C-M(300x200x100)x100-S1.5 tức cút T có 3 đầu vào lật lượt theo chiều kim đồng hồ là 300x200x100, chiều cao máng là 100 và Sơn tĩnh điện, dày 1,5mm;

  • Chữ X (Cút X): Tương tự Cút T thì Cút X cũng được quy ước đọc theo chiều kim đồng hồ, trường hợp cả 4 cạnh bằng nhau thì bạn có thể gọi tắt.

  • Nối máng cáp: Hiện nay phổ biến có 2 kiểu nối máng cáp:

    • Nối rời: 2 miếng nối hai bên thành máng sẽ giúp lắp đặt nhanh ngọn và tiện lợi;

    • Nối liền: Một miếng nối có biên dạng giống máng cáp được đặt trong lòng máng cáp và bắt vít hai bên thành máng. Kiểu nối này phù hợp với những loại máng rộng 500mm trở xuống và cần che ke hở giữa hai thanh máng thẳng.

  • Màu của máng cáp:

    • Máng dùng cho cáp điện: Thường dùng màu ghi sáng;

    • Máng dùng cho cáp tín hiệu: Thường dùng màu Cam hoặc Xanh;


Một số lưu ý khi lựa chọn Máng Cáp:

  • Máng cáp được lựa chọn cho các loại cáp sử dụng ngoài trời, cáp chưa được bọc XLPE, cáp tín hiệu (cáp mạng),… với khả năng bảo vệ cao hơn thang cáp

  • Cần chọn thang cáp có chiều rộng, cao, độ dày phù hợp:

-Chiều cao phổ biến: H50, H75, H100 mm;

- Chiều rộng phổ biến: W100, W200,… W1000 mm;

- Chiều dày: từ 0,8mm đến 2,5mm

Với các loại máng có W dưới 200mm bạn có thể chọn chiều dày tương ứng ≤ 1.5mm;

Với các loại máng W từ 300mm bạn nên chọn chiều dày tương ứng ≥ 1.5mm;

Với thang cáp cáp mạ kẽm nhúng nóng, để đạt được độ thẩm mỹ cao thì cần chọn chiều dày tối thiếu là 2 mm;

Tại 3CElectric bạn có thể chọn sơn tĩnh điện (tất cả các màu), tôn ZAM, tôn mạ kẽm công nghiệp, hoặc mạ kẽm nhúng nóng.