3CElectricTin tứcTin tức liên quanNhà mạng viễn thông cùng chống siêu bão Haiyan
Theo thông báo của Đài khí tượng thuỷ văn Trung ương, cơn bão khủng khiếp Haiyan dự kiến sẽ đổ bộ vào các tỉnh miền Trung nước ta vào ngày mai (10/11), đặc biệt là các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Đây là cơn bão có cường độ lớn, sức công phá mạnh, được dự báo có diễn biến phức tạp và nguy hiểm với sức gió cấp 17, giật trên cấp 17.

MobiFone điều động hơn 600 người, 100 phương tiện chống bãoĐể chuẩn bị ứng phó, MobiFone đã triển khai một loạt biện pháp kỹ thuật như sau: Huy động toàn bộ 100% nguồn lực tại các đài viễn thông ứng trực 24/24h, chuẩn bị và bổ sung đầy đủ vật tư, trang bị dự phòng, sẵn sàng ứng cứu thông tin. Điều động hơn 600 người, 100 phương tiện các loại và hơn 6.000 máy phát điện. Kiểm tra, gia cố 1.500 nhà trạm, cột cao đặc biệt tại khu vực ven biển. Thường xuyên triển khai công tác bảo dưỡng mạng lưới: tổng đài, các thiết bị trạm BTS, Antenna, nhà trạm BTS...Ngoài ra, MobiFone yêu cầu các đơn vị luôn dự trữ xăng, dầu, sẵn sàng cho máy nổ dự phòng. Chuẩn bị các phương tiện để ứng cứu đảm bảo an toàn thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng chống lụt bão (PCLB) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN).Đồng thời, nhà mạng này cũng chỉ đạo công tác phát triển mạng lưới đảm bảo an toàn nhất khi lũ lụt xảy ra như lắp thiết bị BTS tại vị trí từ tầng 2 trở lên, vị trí đặt thiết bị hợp lý dễ ứng cứu... Chuẩn bị thiết bị dự phòng cho phần chuyển mạch, vô tuyến, nhiên liệu, xăng dầu sẵn sàng ứng cứu thông tin. Tiến hành kê kích thiết bị trong lòng nhà trạm tại một số trạm có nguy cơ bị ngập cao. Thực hiện đầy đủ công tác ký hợp đồng mua bảo hiểm rủi ro, thiên tai cho cơ sở hạ tầng nhà trạm và thiết bị.VinaPhone bố trí nhiều xe phát sóng lưu động tại các điểm trọng yếuThực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Trung tâm, phòng Kỹ thuật nghiệp vụ (KTNV) đã liên hệ và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai phương án phòng chống bão. Đến thời điểm này đã hoàn thành công tác kiểm tra, củng cố đảm bảo an toàn nhà trạm tại 02 khu vực kỹ thuật chính của Trung tâm tại 04 Nguyễn Văn Linh và An Đồn. Đã thuê 01 máy nổ công suất 200KVA đặt tại khu kỹ thuật An Đồn (cùng với máy nổ công suất 100KVA hiện có) để dự phòng cung cấp nguồn điện cho các thiết bị hoạt động. Chuẩn bị sẵn sàng máy nổ công suất 5KVA để hỗ trợ VNPT các tỉnh cấp nguồn cho các trạm BTS/NodeB sau bão.Về công tác đảm bảo an toàn CSHT trạm BTS/NodeB: các đội trực ứng cứu đã phối hợp với VNPT các tỉnh đi kiểm tra thực tế tại các trạm BTS/NodeB và triển khai những biện pháp để đảm bảo an toàn (tháo dỡ, thu hồi thiết bị outdoor và hạ độ cao các cột anten bị yếu, rỉ sét; gia cố và căng siết các dây co; nâng kê thiết bị tại các trạm có nguy cơ bị ngập nước...). Cụ thể: tại TP Đà Nẵng đã thực hiện hạ độ cao anten và tháo dỡ anten tại 11 trạm BTS/NodeB; ở Phú Yên, hạ độ cao anten tại 04 trạm BTS/NodeB; hạ độ cao anten và tháo dỡ anten tại 02 trạm BTS/NodeB ở Quảng Nam; ở Huế cũng tháo dỡ anten tại 02 trạm BTS/NodeB; ở Quảng Trị, tháo dỡ anten tại 01 trạm BTS/NodeB.Các đơn vị Phòng KTNV, xưởng BD&ƯC, đài GSM, OMC-KV đều đã bố trí trực Lãnh đạo và trực ứng cứu, sẵn sàng ứng phó với bão.Đồng thời, bố trí xe thông tin vệ tinh tham gia đoàn công tác của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi kiểm tra công tác PCLB tại Quảng Ngãi và Quảng Nam. Bố trí các xe phát sóng lưu động trực tại các điểm trọng yếu phục vụ thông tin liên lạc của Ban chỉ huy PCLB của Chính phủ. Cụ thể như sau: 02 xe lưu động tại TP Đà Nẵng (1 xe phục vụ Sở chỉ huy tiền phương - Ban chỉ huy PCLB TW, 01 xe dự phòng nóng để ứng cứu khi cần); 01 xe lưu động đặt tại Huế; 01 xe lưu động của Trung tâm VNP1 hỗ trợ đặt tại Quảng Bình. Các phương tiện, nhân lực và vật tư ứng cứu cũng đã chuẩn bị, sẵn sàng lên đường ứng cứu.100% cán bộ kỹ thuật của nhà mạng VinaPhone được huy động chuẩn bị công tác gia cố và túc trực chuẩn bị ứng cứu khi bão Haiyan đổ bộ. 25 xe đã được phân bổ đi các tỉnh Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế. Các trạm ở vị trí trọng điểm và các trạm yếu đều được gia cố lại, chuẩn bị sẵn máy nổ. VNP3 còn chuẩn bị vật tư như SIM, thẻ, máy sạc giúp bà con vùng bão."Đón" bão Haiyan, Viettel tung quân sẵn sàng ứng cứuTừ sáng sớm ngày 9/11, Đại tá Hoàng Công Vĩnh – Phó Trưởng ban Phòng chống lụt bão Bộ TT&TT, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai Tập đoàn Viettel đã có mặt và trực tiếp kiểm tra, chỉ huy công tác chuẩn bị của các đơn vị thuộc Tập đoàn ứng phó cơn bão lịch sử tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Dự kiến tối 9/11, tại Quảng Trị, Đại tá Hoàng Công Vĩnh sẽ nhập đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu.Chiều ngày 8/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã họp triển khai chi tiết đến từng huyện kế hoạch và các phương án phòng chống thiệt hại cơn bão số 14. Ngay tối cùng ngày, các đội chỉ huy tiền phương và ứng cứu thông tin cơ động của Viettel do 1 Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel phụ trách đã lên đường đến các tỉnh dự kiến bị ảnh hưởng nặng nhất của bão.Tổng cộng 10 đội chỉ huy tiền phương, 272 đội ứng cứu thông tin cơ động với hơn 1 ngàn cán bộ kỹ thuật được trang bị đầy đủ vật tư thiết bị, vật dụng và lương thực đủ sử dụng dài ngày, đã hành quân trong đêm 8/11 đến ứng trực tại vị trí trọng yếu thuộc các tỉnh có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. 5 xe phát sóng cơ động, 225 máy phát điện, 30 ca-nô, … cũng đã được điều chuyển bổ sung từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. 5 máy thông tin quân sự sóng ngắn do Công ty thông tin M1 sản xuất cũng đã được bố trí ở khu vực này. 100% lực lượng kỹ thuật các chi nhánh Viettel tại miền Trung đã trực tại vị trí theo phương án được phân công. Mọi công tác chuẩn bị ứng phó với bão lũ phải hoàn tất trước 18 giờ ngày 09/11.Viettel đã huy động tổng cộng 10 đội chỉ huy tiền phương, 272 đội ứng cứu thông tin cơ động với hơn 1.000 cán bộ kỹ thuật để ứng cứu bão.Cập nhật thông tin từ Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Trung ương, mỗi ngày 2 lần, Viettel Telecom gửi tin nhắn tới hơn 6 triệu người dân trong khu vực bão thông tin cảnh báo về cường độ và đường đi của cơn bão để kịp thời phòng tránh, giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản.Để chuẩn bị cho mùa mưa lũ năm 2013, từ đầu tháng 1, Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel đã đầu tư gần 2.300 tỷ đồng triển khai dự án mang tên: “Kiên cố phòng chống thiên tai tại 20 tỉnh ven biển”. Trong đó, dự án triển khai 42 tuyến cáp ngầm ứng với 2.655km, 14 tuyến cáp treo ADSS ứng với 510km; Lắp đặt mới 97 tuyến Viba SDH, 1.095 tuyến Viba PDH; Lắp đặt mới 32 phòng máy và 154 cột kiên cố.

( Theo ICTNews )