Tuabin đầu tiên thuộc trại điện gió nằm ngoài khơi cách bờ biển Fukushima 20km
Tổ hợp điện gió dự kiến có công suất phát điện 1GW với 143 tua bin và đảm nhiệm vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của thảm họa động đất và sóng thần xảy ra hồi tháng 3/2011, khiến nhà máy điện hạt nhân phải ngưng hoạt động."Rất nhiều người đã trở thành nạn nhân và bị tổn thương do tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân gây ra. Vì vậy, một tổ hợp điện gió được xây dựng ở khu vực này nhằm tạo ra một nguồn năng lượng mới là công trình rất có ý nghĩa", Kazuyoshi Akaba, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, cho biết.Tổ hợp hay còn gọi là trang trại điện gió đồng thời cũng thể hiện mong muốn tối ưu hóa công nghệ năng lượng tiên tiến của của Nhật Bản, từ các phiên bản năng lượng sạch hơn của các nhà máy điện sử dụng than đá, dầu mỏ hay khí đốt thông thường, đến các nguồn năng lượng tái tạo và điện hạt nhân.Với lợi thế đường bờ biển chủ yếu bao quanh bởi các vùng nước sâu, phù hợp với việc xây dựng các tua bin phát điện từ năng lượng gió cần được cắm ở độ sâu hơn 50m so với mực nước biển, Nhật Bản đang đi tiên phong trong lĩnh vực tạo nguồn năng lượng mới này.Về lý thuyết, Nhật Bản có tiềm năng sản xuất điện với công suất 1.600GW từ năng lượng gió, hầu hết ở ngoài khơi. Hàng chục dự án trại phong điện đang được thi công ở nước này, từ Kyushu ở miền nam đến Hokkaido ở miền bắc.Cho đến nay, toàn bộ 50 lò phản ứng hạt nhân chưa hỏng của Nhật Bản đều phải ngưng hoạt động để kiểm tra độ an toàn sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Việc xây dựng các trại năng lượng gió sẽ cung cấp năng lượng cho các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề sau khi các lò phản ứng hạt nhân đóng cửa.( Theo VNE )