3CElectricTin tứcTin tức liên quanNông dân và bộ sưu tập máy móc tự chế

Ông Hải bên một số máy cơ khí do ông sáng chếSinh ra và lớn lên rồi trở thành một nông dân thực thụ ở vùng đất Tây Ninh, ông thấu hiểu hết nỗi vất vả từ công việc hằng ngày của bà con. Từ sự trăn trở đó, ông kiên trì sáng tạo ra nhiều chiếc máy, để nhằm giải phóng bớt sức lao động của người nông dân.Cơ giới hóa cho cây cao suMột trong những loại cây trồng chủ lực của vùng đất Tây Ninh là cây cao su. Loại cây trồng này đem lại giá trị kinh tế cao, song cũng rất dễ bị rơi vào cảnh trắng tay nếu xảy ra sự cố, đặc biệt là cháy. Nắm bắt được lo lắng của những người trồng cao su, khi mùa khô lá rụng nhiều chỉ cần bất cẩn thì cả vườn cao su bạc tỉ sẽ có nguy cơ bị thiêu rụi. Tuy nhiên, việc dọn dẹp hết lá cao su lại là điều không hề dễ dàng, thông thường vườn cao su 5ha phải cần đến 10 người quét gom lá trong một ngày. Với hàng ngàn hecta cao su như ở Tây Ninh thì không thể tìm đâu ra người để làm. Và chiếc máy thổi lá cao su đã ra đời từ nhu cầu đó của người nông dân.Bằng một hệ thống bình hơi nén với ống dẫn, hoạt động dựa vào lực kéo của máy cày, máy thổi lá cao su thổi ra luồng khí tốc độ 90 km/giờ, đủ để làm sạch gốc cây. Chỉ cần một người một máy có thể thổi lá cao su ra khỏi gốc cây và gom lại thành hàng thẳng tắp với công suất 25 ha/ngày tương đương với 50 người cùng quét mà chỉ cần 30 lít dầu. Chiếc máy  ra đời đã làm cho công việc quét lá trở nên đơn giản, đồng thời giảm chi phí đáng kể, tránh được nỗi lo cho người nông dân.Đã từng nhiều năm canh tác ở các vườn cao su, hiểu được sự vất vả của nhà nông, vì thế để giảm tải sức lao động cho người trồng cao su ông lần lượt cho ra đời các loại máy như máy bón phân tự động cho cây cao su, máy phun thuốc, máy “giặt” mũ cho cây cao su...cùng một số cải tiến kỹ thuật từ các loại máy có sẵn trên thị trường khác, như cải tiến dàn cày bừa để phù hợp với địa hình, tăng công suất khoảng 30% so với máy cũ...Hoạt động máy bón phân cao su nhờ đầu một máy kéo gắn với một rơ-moóc chứa phân bón. Thùng chứa phân được chia làm ba ngăn chứa ba loại khác nhau. Khi máy vận hành, các loại phân bón sẽ được điều tiết theo tỷ lệ đã định xuống ống dẫn đưa ra luống cao su. Công suất bón phân của máy khoảng 25 ha/ngày (8 giờ)… Đối với loại máy phun thuốc cho cây cao su, công năng nước phun cao hơn 30 m rải đều và không độc hại đến người sử dụng, chỉ sử dụng một người lái máy kéo.Qua quá trình quan sát thực tế khi khai thác mủ cao su, lượng mủ rơi xuống đất, dính lẫn tạp chất, đất cát rất nhiều, lượng mủ tạp này thường có giá trị không cao. Vì thế, để giúp nông dân hạn chế lượng mủ tạp, nâng cao giá trị mủ cao su, ông Hải mày mò chế ra một chiếc máy “giặt” mủ cao su. Nguyên tắc hoạt động của máy gồm một thùng lớn bằng kim loại, giữa có một trục, xung quanh trục gồm nhiều “cánh tay”. Khi cho trục chạy bằng một máy nổ hay một môtơ điện, hoặc nối trực tiếp với động cơ máy cày, mủ cao su dính tạp chất trong thùng có chứa nước sẽ bị các “cánh tay” đánh cho tơi ra và mọi tạp chất đều bị tách ra. Mỗi giờ máy “giặt” được 800kg mủ. Lợi ích kinh tế ở chỗ: 1kg mủ bẩn giá khoảng 9.000 đồng, sau khi “giặt” sẽ cho ra 0,5kg mủ sạch với giá khoảng 22.000 đồng/kg, giúp nông dân thu lợi hàng tỉ đồng mỗi năm...Giải phóng sức người trồng cây khoai mìỞ thời điểm ông Hải chưa cho ra đời máy trồng và thu hoạch mì thì nông dân trồng mì vẫn dựa vào sức người là chính. Với tiền công khoảng 120.000 đồng/người, khoảng 17 người mới trồng hết 1 ha/ngày - tức tốn gần 2 triệu đồng/ha. Nhưng việc tìm nhân công không dễ vì đến mùa vụ nhiều rẫy cần người cùng lúc nên xảy ra tình trạng “dành giật” nhân công. Và thế là chiếc máy trồng, thu hoạch mì của ông Hải đã ra đời, để đáp ứng nhu cầu đó của người nông dân.Ưu điểm lớn của máy là khá phù hợp địa hình, giá thành thấp, hợp với túi tiền nông dân. Máy sử dụng đầu kéo 80 mã lực, công suất hoạt động khoảng 10 ha/8 giờ, thay thế được rất nhiều nhân công. Với máy trồng mì, mỗi ngày cùng với năm nhân công, có thể trồng được 10 ha với chi phí nhân công và xăng dầu chỉ hết 1,5 triệu đồng. Giá mỗi chiếc máy như vậy khoảng 30 - 40 triệu đồng (chưa tính đầu máy kéo). Khi thu hoạch, mỗi ngày máy có thể nhổ 7 ha, thay thế cho 15 người mới nhổ hết 1 ha/ngày.Với một dàn cày mà lưỡi cày được bố trí theo một độ nghiêng thích hợp, máy xới lên, tự động vun thành luống dài, luống cách nhau 0,8 m. Sau khi cày, máy chọc một lỗ vào luống rồi cắm hom mì giống xuống thay vì đặt nghiêng như kiểu cũ, cho ra những luống cây trồng thẳng, đều, kích thích cũ phát triển tốt. Hiện loại máy này đang được rất nhiều người ưa chuộng nhờ tính năng và hiệu quả của nó. Sản phẩm cũng đã xuất khẩu sang Campuchia.Tuy đã có nhiều sản phẩm “có máu mặt” trên thị trường, song hiện nay ông Hải vẫn chưa đưa những sản phẩm của mình đi đăng  ký sở hữu trí tuệ,. Ông cho biết sẽ sớm tiến hành đăng kí sở hữu trí tuệ trong thời gian sớm nhất để bảo vệ quyền lợi sản phẩm của mình.

(Theo: Baodatviet)