3CElectricTin tứcTin tức liên quanRada xuyên đất dò “hố tử thần”



TS Nguyễn Đình Uyên, Khoa Điện tử viễn thông- ĐH Quốc tế TP. HCM đã so sánh giữa 3 phương pháp: LIDAR, sóng siêu âm và GPR.

alt

Từ tháng 7- 12/2010, TP. HCM đã xuất hiện gần 70 "hố tử thần". Ảnh: IE

“GPR có nhiều ưu điểm trong việc chụp các vật thể hoặc cấu trúc dưới lòng đất. Khả năng xử lý nhanh trên diện rộng và các hình ảnh lưu trữ với dung lượng lớn giúp việc chẩn đoán và quyết định sửa chữa hạ tầng ngầm tốt hơn”, TS Uyên kết luận.

Tuy vậy, theo TS Uyên, cần có cơ sở dữ liệu về công trình ngầm để từ đó giúp việc sử dụng GPR hiệu quả và đỡ tốn thời gian hơn.

Theo GS. TSKH Ngô Văn Bưu (Hà Nội),  “Nhất thiết phải thử nghiệm để xem hiệu quả thế nào? Còn những hạn chế nào để khắc phục”.

Thực tế, phương pháp này từng được triển khai áp dụng tại một số cơ quan nghiên cứu ở nước ta như việc xác định tổ mối và các khuyết tật trong thân đê và hệ thống cống dưới đê của các tuyến đê sông Hồng, sông Cầu, sông Đáy, sông Thái Bình hoặc các đập đất lớn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Hay khảo sát các điểm xung yếu để dự báo sạt lở bờ sông Tiền tại Hồng Ngự, Tân Châu, Sa Đéc (Đồng Tháp), Vĩnh Long, bờ sông Sài Gòn tại bán đảo Thanh Đa (TP. HCM)…

GPR được ứng dụng đa dạng

Theo PGS. TS Nguyễn Thành Vấn,Trưởng bộ môn Vật lý địa cầu, Đại học Khoa học tự nhiên TP. HCM, ứng dụng của GPR khá đa dạng như tìm các hổng hóc trong các cấu trúc địa chất, lập bản đồ công trình ngầm đô thị, khảo cổ học, xác định đứt gãy.   

GPR là kĩ thuật dùng cho việc phát hiện phát hiện các vật thể chìm dưới mặt đất bằng phương pháp chụp ảnh thông qua sóng điện từ. Sóng điện từ được truyền từ ăng-ten sẽ xuyên qua chất liệu cần khảo sát. Khi môi trường là các lớp vật liệu khác nhau, một phần năng lượng của sóng điện từ sẽ bị phản xạ lại.

Các thiết bị sử dụng trong hệ thống GPR bao gồm: ăng ten, thiết bị điều khiển, thiết bị hiển thị và thiết bị lưu trữ.

 

(Theo bee.net.vn)