Bên trong CPU có một bộ phận gọi là các thanh ghi (register), các thanh này có nhiệm vụ chứa các dữ liệu mà CPU cần để xử lý (kết quả của các phép toán logic, địa chỉ 1 ô nhớ, …). CPU 32-bit nghĩa là độ rộng của các thanh ghi bên trong CPU là 32-bit. Với thanh ghi có độ rộng 32-bit, CPU có thể quản lý được 2 mũ 32 địa chỉ tương đương với khả năng quản lý hơn 3GB RAM.Còn những CPU 64-bit con số này là 2 mũ 64 tương đương với hơn 17 tỉ GB RAM.
Đến đây, chắc bạn đã phần nào hiểu được sự khác nhau giữa kiến trúc 32-bit và 64-bit, bây giờ chúng ta cùng xem xem lợi ích cũng như hạn chế mà một hệ thống 64-bit mang lại.
Ưu điểm
1.Nhận và sử dụng nhiều hơn 4GB RAM
Như đã phân tích ở trên, hệ điều hành 32-bit nói chung và Windows nói riêng chỉ có thể hỗ trợ được tối đa 4GB RAM (trên thực tế bạn chỉ có thể sử dụng hơn 3GB một chút), còn với hệ điều hành 64-bit, con số này lớn hơn rất nhiều. Hiện tại thì phiên bản Windows 7 Home đang giới hạn ở 16GB RAM, còn phiên bản Profesional và Ultimate thì nhiều hơn, hỗ trợ tới 192GB.
2.Năng suất làm việc cao hơn
Không chỉ cho phép hệ điều hành sử dụng nhiều bộ nhớ hơn, mà bộ nhớ của máy còn được sử dụng hiệu quả hơn nhờ các thanh ghi có độ rộng tới 64-bit và tình trạng ngốn bộ nhớ cũng ít khi xảy ra nhờ cơ chế phân phối bộ nhớ của Windows 64-bit. Việc sử dụng lượng bộ nhớ RAM trên hệ thống 64-bit sẽ hiệu quả hơn so với 32-bit rất nhiều.
3.Tăng khả năng phân phối bộ nhớ cho từng ứng dụng
Windows 32-bit bị giới hạn lượng RAM cấp phát cho 1 ứng dụng (tối đa là 2GB). Những ứng dụng chính sửa ảnh, video hay ứng dụng tạo máy ảo đều ngốn rất nhiều RAM nên việc thiếu bộ nhớ khi sử dụng những chương trình này là thường xuyên gặp phải. Windows 64-bit không gặp phải hạn chế này vì lượng RAM tối đa trên lý thuyết có thể cấp phát cho 1 ứng dụng đơn là 8 TB (8000 GB), quá thừa thãi ở thời điểm hiện tại. Các ứng dụng được tối ưu hóa cho 64-bit như Photoshop hoạt động rất nhanh và tận dụng được hết khả năng của CPU.
Lợi ích mà hệ điều hành 64-bit mang lại quả thật rất lớn nhưng bên cạnh đó cũng có một số hạn chế.
Nhược điểm
Nhiều thiết bị phần cứng và phần mềm cũ không tương thích với hệ điều hành 64-bit
Đây là hạn chế rõ nhất của các hệ điều hành 64-bit, với những thiết bị được sản xuất trong vòng vài năm trở lại đây thì vấn đề này không lớn lắm vì bạn có thể cập nhật driver cho hệ điều hành 64-bit nhưng nếu nhà sản xuất không hỗ trợ cho thiết bị đó nữa thì bạn chẳng còn cách nào khác ngoài việc đi mua mới.
Đối với phần mềm cũng tương tự, 1 số chương trình được viết cho hệ điều hành 32-bit không thể chạy trên nền 64-bit nếu không có các bản patch từ nhà phát triển. Bạn có thể giả lập hệ điều hành 32-bit để chạy chúng nhưng việc này xem ra không mấy hiệu quả. Đối với các Game cũ thì không chạy được trên nền 64-bit cũng là đương nhiên và hiếm có nhà sản xuất nào tung ra bản patch 64-bit cho 1 game đã ra đời cả chục năm(như Halo:Combat Evolved chẳng hạn).
Chưa kể đến việc 1 số chương trình có phiên bản dành cho 64-bit tuy nhiên những phần mở rộng cho chương trình đó thì lại không, ví dụ điển hình trình duyệt Firefox có rất nhiều plugin phong phú nhưng khi chuyển lên hệ điều hành 64-bit thì những plugin này lại không được hỗ trợ hoặc chưa kịp phát triển.
Tuy nhiên những nhược điểm trên có lẽ chỉ thể hiện rõ trên Windows XP 64 bit và Vista 64 bit còn phiên bản 64 bit của Windows 7 đã khắc phục phần lớn vấn đề tương thích nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cài đặt.
Những CPU hỗ trợ tập lệnh 64-bit
Hầu hết các CPU mới hiện nay có thể cài đặt Windows 7 đều hỗ trợ tập lệnh 64-bit nhưng để chắc chắn thì bạn có thể sử dụng phần mềm miễn phí CPU-Z để kiểm tra:
Ở mục Instructions nếu có tập lệnh EM64T (với CPU AMD là x86-64) thì bạn có thể yên tâm là CPU có hỗ trợ tập lênh 64 bit.
( Nguồn : easyvn.net )