3CElectricTin tứcTin tức liên quanXả nước phục vụ sản xuất Đông – Xuân ở khu vực phía Bắc: Không để phát sinh thêm nhu cầu xả nước

Do vậy, nước về các hồ thủy điện như Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang thấp chưa từng thấy. Khác với mọi năm, tình hình khô hạn trên diện rộng đang gây thiếu hụt nguồn nước đặc biệt nghiêm trọng cho pBiến đổi khí hậu đã và đang tác động đến thời tiết nước ta. Mực nước trong các hồ chứa lớn thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình thấp hơn hàng chục mét so với cùng thời kỳ của các năm bình thường. Các hồ thủy điện cũng ở mức thấp hơn nhiều so với thiết kế (Hòa bình khoảng 77%, Thác Bà 56%, Tuyên Quang 51% và Sơn La 49%). Tổng lượng mưa phổ biến ở mức hụt so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ từ 15-30%, đặc biệt ở các tỉnh phía tây Bắc Bộ lượng mưa có nơi hụt đến 40-50%. Thủy văn như vậy, không chỉ tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng khá lớn đến cung cấp điện cho năm 2011. Thêm nữa, với lượng nước dự kiến xả phục vụ vụ Đông Xuân năm nay là 2592.00 triệu m3 (2 đợt) sẽ khiến cho việc cung cấp điện càng thêm khó khăn.

Thiếu nước nghiêm trọng

Đến tháng 10 và 20 ngày đầu tháng 11 đã bước vào thời kỳ cuối của mùa mưa và chuyển sang thời kỳ mùa khô, lượng mưa ở Bắc Bộ tiếp tục phổ biến hụt nhiều so với TBNN cùng thời kỳ (tổng lượng mưa tháng 10-2010 hụt từ 60-80%, một số nơi hụt đến 100%), do vậy lượng nước trên các sông và các hồ chứa thủy điện, thủy lợi bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Cũng như miền Bắc, tại Bắc Trung Bộ, từ tháng 5 đến tháng 9-2010 tổng lượng mưa trên khu vực Bắc Trung Bộ cũng phổ biến thiếu hụt nhiều so với TBNN, lượng mưa mỗi tháng hụt phổ biến từ 40-70% đặc biệt 3 tháng đầu mùa hè. Sang đến tháng 10, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với sự hoạt động liên tục của đới gió đông ẩm ở tầng trên cao nên đã xảy ra liên tiếp 2 đợt mưa lớn và đã gây lũ đặc biệt lớn làm thiệt hại lớn về người và ảnh hưởng nghiêm trọng  đến sản xuất, đời sống, các công trình thủy lợi và giao thông ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Nhưng,  đến 20 ngày đầu tháng 11, do chủ yếu nằm trong khối không khí khô của lưỡi cao lạnh lục địa nên ở khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến ít mưa, tổng lượng mưa tính đến thời điểm này lại phổ biến thiếu hụt trên 90%.

Năm 2010, đỉnh lũ trên các sông Bắc Bộ phần lớn ở mức rất thấp, số trận lũ xuất hiện ít so với TBNN. Trong toàn mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 10) chỉ xảy ra một số trận lũ vừa và nhỏ, không có lũ lớn và thời gian duy trì lũ rất ngắn nên dòng chảy hệ thống sông Hồng – Thái Bình ở mức thấp, thấp hơn TBNN khoảng 15 – 50%. Lưu lượng lớn nhất đến hồ Hòa Bình chỉ đạt 4600m3/s (ngày 26/7); mực nước lớn nhất trên sông Hồng tại Hà Nội chỉ đạt 6,46m (ngày 28/8), trên sông Thao tại Yên Bái đạt 30,49 m (26/7) cao hơn báo động 1 là 0,49m; trên sông Lục Nam tại Lục Nam là 5,87m (25/7).

Lịch sử lặp lại

Tháng 5-2010, Thủy điện Sơn La đã bắt đầu tích nước nhằm thực hiện kế hoạch phát điện vào cuối năm 2010. Dòng chảy đến Thủy điện Hòa Bình phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ điều tiết dòng chảy qua công trình thủy điện Sơn La và ở mức thấp hơn so với TBNN rất nhiều.

Hiện nay, dòng chảy trên phần lớn các sông ở Bắc Trung Bộ đang thiếu hụt so với TBNN cùng thời kỳ từ 30-40%.

Nền nhiệt độ toàn vụ đông xuân năm 2010 – 2011 tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ và phổ biến ở mức thấp hơn một ít so với TBNN, riêng các tháng giữa vụ (tháng 1 và tháng 2-2011) ở mức thấp hơn so với TBNN. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lượng mưa toàn vụ lượng mưa các tháng có khả năng thiếu hụt khoảng từ 20-50%.

Từ tháng 11, dòng chảy các sông Bắc Bộ từ thượng lưu cho tới hạ lưu tiếp tục giảm nhanh và nhỏ hơn TBNN từ 20 đến 40%. Lượng nước đến các hồ chứa lớn đều thiếu hụt từ 10 đến 47% theo từng tháng. Cụ thể, tổng lượng nước đến hồ Sơn La bình thiếu hụt khoảng 26%; đến hồ Hòa Bình thiếu hụt khoảng 44,7%; đến hồ Tuyên Quang thiếu hụt khoảng 24%; đến hồ Thác Bà thiếu hụt khoảng 15%.

Vụ đông xuân năm 2010-2011, dòng chảy toàn mùa hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình có khả năng thấp hơn mức TBNN khoảng 19-34%, trong đó các tháng 12-2010 và các tháng cuối mùa cạn (tháng 3 và 4-2011) thiếu hụt khoảng 25-39%; các tháng giữa mùa (tháng 1 và 2-2011) thiếu hụt 20-25%.

Mực nước thấp nhất tại trạm thủy văn Hà Nội có khả năng lặp lại giá trị thấp nhất lịch sử đã xảy ra trong năm 2010 ở mức 0,1m và xuất hiện vào tháng 2 và 3-2011.

Mùa cạn năm 2011 sẽ tiếp tục xảy ra thiếu nước và khô hạn nghiêm trọng trên diện rộng ở vùng Đông Bắc, vùng núi phía Bắc và trung du Bắc Bộ. Các hồ chứa thủy điện lớn có khả năng không tích được đầy hồ, tình trạng khó khăn trong cấp nước và phát điện trong mùa khô năm 2011 sẽ tiếp tục căng thẳng trong nhiều tháng.

Lượng dòng chảy trên các sông ở Bắc Trung Bộ giảm dần và thiếu hụt so với TBNN cùng kỳ từ 40–50% vào các tháng 12-2010 đến tháng 2-2011 và từ 30-50% vào các tháng 3 và 4-2010. Sẽ xuất hiện tình trạng thiếu nước, khô hạn và xâm nhập mặn sâu ở vùng cửa sông các sông ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh trong các tháng cuối  năm.

Tận dụng tối đa nguồn nước xả

Theo kế hoạch của các địa phương, diện tích tưới vụ Đông Xuân 2010-2011 là 635.328 ha, trong đó Trung du 84.998 ha, đồng bằng Bắc bộ 550.330 ha. Diện tích tưới tự chảy là 635.328 ha; bơm điện 193.413 ha; bơm dầu 372.272 ha…

Hiện nay, các Công ty Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) đang tập trung duy tu bảo dưỡng máy bơm, sửa chữa cống và công trình điều tiết trong hệ thống, tổ chức vận hành thử và kết hợp cấp nước tưới cây vụ đông. Theo tổng hợp từ các địa phương, số lượng máy bơm các loại cần sửa chữa khoảng gần 10.000 máy; dự kiến máy bơm dã chiến lắp đặt khoảng 1.200 máy bơm điện và 3.800 máy bơm dầu.

Khối lượng cần nạo vét cửa cống, bể hút trạm bơm, kênh dẫn và thuỷ lợi nội đồng khoảng 20 triệu m3. Đây là khối lượng công việc cần thiết để đảm bảo dẫn được nước tưới trong suốt vụ, đang  được các địa phương tích cực triển khai, đến nay đã đạt 85-90%, số còn lại sẽ hoàn thành trong tháng 1-2011 (trước thời gian đổ ải đại trà).

Hiện nay, các Công ty KTCTTL và địa phương đã tổ chức nạo vét; một số hệ thống đã được mở nước để trữ vào trục kênh chính như hệ thống Bắc Đuống, Sông Nhuệ, Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà....; một số nơi vùng triều theo dõi diễn biến mặn, tranh thủ nước triều cao lấy nước để thau chua và trữ vào kênh dẫn.

Theo kế hoạch thống nhất lịch lấy nước phục vụ làm đất gieo cấy Xuân 2011 của các hệ thống thuỷ lợi vùng trung du, đồng bằng Bắc bộ ngày sẽ gồm 2 đợt: Đợt 1, thời gian lấy nước từ 27-1-2011 đến  2-2-2011; Đợt 2, thời gian lấy nước từ 8-2-2011 đến  14-2-2011.

Yêu cầu mực nước tại Hà Nội trong thời gian lấy nước đạt khoảng 2.2m. Tổng lưu lượng xả nước từ 3 hồ dự kiến khoảng 2000m3/s, phân bổ lưu lượng xả các hồ như sau: Thác Bà 260 m3/s, tổng lượng xả 2 đợt là 336.96 triệu m3; Tuyên Quang 550 m3/s, tổng lượng xả 2 đợt là 712.80 triệu m3; Hoà Bình 1190 m3/s, tổng lượng xả 2 đợt là 1542.24 triệu m3.

Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, dự kiến mực nước các hồ thuỷ điện sau 2 đợt xả nước như sau: Hòa Bình còn 100.84m, Thác Bà 48.58m và Tuyên Quang 90.7m. Như vậy, sau 2 đợt xả nước, mực nước các hồ thuỷ điện miền Bắc ở mức rất thấp, đặc biệt hồ Thác Bà và Tuyên Quang xấp xỉ mực nước chết. Vì vậy, các địa phương phải tận dụng tối đa nguồn nước xả tăng cường từ các hồ thủy điện để lấy nước cho vụ Đông-Xuân trong 2 đợt lấy nước tập trung mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị, kiên quyết không để phát sinh thêm nhu cầu xả nước./.

 

(Theo evn.com.vn)