3CElectricTin tứcTin tức liên quanBước đột phá trong công nghệ thông tin sử dụng hợp kim Heusler
Hợp kim Heusler bao gồm một số nguyên tố kim loại được sắp xếp theo một cấu trúc mạng tinh thể. Đây là một trong những vật liệu có khả năng được sử dụng trong các phần tử lưu trữ dữ liệu nhỏ hơn với dung lượng lưu trữ lớn hơn. Nghiên cứu gần đây cho thấy vật liệu Heusler thực sự phù hợp cho mục đích này. Các nhà vật lý tại Trường Đại học Mainz đã chứng minh rằng hợp chất Heusler Co2MnSi có tính chất điện tử cần thiết. Dự án được tiến hành cùng với sự cộng tác của các nhà vật lý và hóa học tại Trường Đại học Ludwig Maximilians (LMU) và Max Planck Institute for Chemical Physics of Solids (MPI-CPfS) ở Dresden. Kết quả gần đây đã được công bố trên tạp chí khoa học trực tuyến Nature Communications. Những phát hiện này mang lại nền tảng cho sự phát triển trong tương lai của các thiết bị điện tử học spin hiệu suất cao sử dụng vật liệu Heusler. Các ứng dụng tiềm năng bao gồm đầu đọc ổ đĩa cứng và phần tử lưu trữ ổn định. Các electron hoạt động như các hạt mang điện trong kim loại và bán dẫn. Tuy nhiên, chúng không chỉ là vật mang điện mà còn là một momen từ tính - spin, được tạo ra từ sự quay của electron xung quanh trục của nó. Điện tử dựa trên spin hay điện tử học spin được coi là một phần của công nghệ thông tin trong tương lai. Các nhà vật lý Mainz đã có thể đưa ra các bằng chứng thực nghiệm đầu tiên của sự phân cực spin gần như hoàn toàn ở nhiệt độ phòng với hợp kim Heusler Co2MnSi. Kết quả đáng khích lệ đã thu được ở nhiệt độ rất thấp -269oC. Một điều rất quan trọng cho các ứng dụng tiềm năng của các hợp chất Co2MnSi (bao gồm coban, mangan và silic) là một khía cạnh khác của các kết quả thử nghiệm được thực hiện bởi các nhà khoa học: sự phân cực spin cao diễn ra trên bề mặt của vật liệu. Các thí nghiệm thành công dựa trên việc chuẩn bị mẫu với mức độ chính xác cao. Cấu trúc tinh thể của hợp kim Heusler phải hoàn hảo, đặc biệt là ở bề mặt chất liệu, được tạo ra tại Mainz bằng phương pháp chế tạo màng mỏng trong chân không siêu cao. Sự phân cực spin sau đó được đo bằng quang phổ kế điện tử và hình ảnh có thể được giải thích trong bởi các nhà vật lý và hóa học tại LMU và MPI-CPfS. Sự phân cực này là kết quả của một sự kết hợp đặc biệt của mật độ khối và đặc tính bề mặt của hợp kim. Tiến sĩ lý hóa học của LMU Jan Minar, Giáo sư Jurgen Braun và Giáo sư Hubert Ebert đã đưa ra khung lý thuyết cho nghiên cứu này. Minar, một thành viên của nhóm Ebert đã trình bày chương trình lý thuyết giải thích: "Các tính toán quang phổ được thực hiện bằng cách sử dụng mô hình một bước,", "Sự kết hợp của cấu trúc điện tử và tính toán lý thuyết hiện tượng phát xạ quang điện được thực hiện bằng cách so sánh trực tiếp các dữ liệu thực nghiệm tương ứng."

( Nguồn: Sciencedaily.com )