3CElectricTin tứcTin tức liên quanNhững bãi rác thải điện tử khổng lồ


Dù các tổ chức quốc tế liên tục phản đối tình trạng rác thải điện tử bị đổ sang các nước đang phát triển, nhiều núi phế liệu vẫn dồn về một số nước châu Phi, đặc biệt là Ghana và Nigeria. Ở châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ và một vài quốc gia khác cũng đang phải đối mặt với những hiểm họa từ loại rác này.

 

Ước tính hơn 1 tỷ điện thoại được tiêu thụ mỗi năm trong khi doanh số TV LCD tăng tới 50% còn giá bán laptop cũng ngày một rẻ. Sức mua đồ điện tử tăng tỷ lệ nghịch với thời gian sử dụng của người tiêu dùng. Điện thoại, máy tính đời mới có thể lỗi thời chỉ sau chưa đầy 1 năm.
Theo Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), khoảng 20 triệu đến 50 triệu tấn rác điện tử được thải ra mỗi năm, trong đó châu Âu chiếm khoảng 9 triệu tấn.
Dù các tổ chức quốc tế liên tục phản đối tình trạng rác thải điện tử bị đổ sang các nước đang phát triển, nhiều núi phế liệu vẫn dồn về một số nước châu Phi, đặc biệt là Ghana và Nigeria. Ở châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ và một vài quốc gia khác cũng đang phải đối mặt với những hiểm họa từ loại rác này.

Ước tính hơn 1 tỷ điện thoại được tiêu thụ mỗi năm trong khi doanh số TV LCD tăng tới 50% còn giá bán laptop cũng ngày một rẻ. Sức mua đồ điện tử tăng tỷ lệ nghịch với thời gian sử dụng của người tiêu dùng. Điện thoại, máy tính đời mới có thể lỗi thời chỉ sau chưa đầy 1 năm.
Hình ảnh những bãi rác điện tử khổng lồ

Trong khi đó, nhu cầu về công nghệ thông tin tại châu Phi đang tăng lên, cộng với khả năng tự sản xuất hạn chế khiến nó trở thành điểm đến của hàng thải. Số liệu từ năm 2009 cho thấy trung bình Nigeria nhận tới 500 container hàng đã qua sử dụng mỗi tháng, tương đương 100.000 máy tính hoặc 44.000 TV. Tuy nhiên, chỉ 25% trong số này còn hoạt động được.

Số còn lại được dồn về những bãi rác trở thành chốn mưu sinh của hàng nghìn người dân nghèo, phần lớn là trẻ em. Họ tìm kiếm và bán lại những kim loại có giá trị còn nhựa, dây cáp, vỏ máy... sẽ bị đốt cháy. Phương pháp này đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe và môi trường vì đa số rác điện tử chứa chì, thủy ngân và một số chất hóa học độc hại khác. Tỷ lệ nhiễm chì trong máu của trẻ em ở thành phố Guiyu (Trung Quốc) - nơi được coi là kinh đô của rác thải điện tử - lên tới 70%.
Mới đây, nghệ sĩ Gabriel Dishaw (Mỹ) đã tận dụng các bộ phận không dùng đến trong máy tính cũ như bảng mạch, chipset, cổng USB, bàn phím... và để tạo đôi giày Nike mang tên Air Max+ 2011 với hy vọng mọi người sẽ có ý thức tái chế đồ điện tử thành những vật dụng có ích hơn.

Theo VNexpress.net