3CElectricTin tứcTin ngành hàngNhững điều cần lưu ý khi làm giấy chứng nhận xuất xứ(CO)

Giấy chứng nhận xuất xứ có thể được phát hành bởi các tổ chức có trách nhiệm khác nhau bao gồm các phòng thương mại và lãnh sự quán của quốc gia. Giấy chứng nhận xuất xứ bắt buộc phải có đối với tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Nhiều quốc gia đòi hỏi phải có chứng nhận xuất xứ cho tất cả hàng hóa nhập khẩu trong khi một số nước khác chỉ yêu cầu một văn bản duy nhất như trên hàng hóa quy định. Giấy chứng nhận xuất xứ là một phần trong hồ sơ lưu trữ, thống kê của thuế quan và có thể là một phần của hiệp ước như Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Giấy chứng nhận xuất xứ cũng có mục đích chính trị và có thể được sử dụng trong quá trình tẩy chay như đối với Liên Minh Nam Phi trong những năm 1980 và đầu những năm 1990.

Giấy chứng nhận xuất xứ thường có một hình thức tiêu chuẩn chung và thường có sẵn ở lãnh sự quán của một quốc gia. Tuy nhiên, một số quốc gia có yêu cầu riêng về hình thức trong CO của mình. Sau khi hoàn thành, các văn bản đó sẽ được xác nhận bởi Phòng thương mại. Giấy chứng nhận xuất xứ thường yêu cầu một số thông tin sau: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, địa điểm nhận, tuyến đường quy hoạch, số lượng hàng, tổng trọng lượng tịnh, mô tả về hàng hóa, mô tả các dấu hiệu đóng gói, các nước xuất khẩu và nguồn gốc của giấy chứng nhận.

Giá trị và nguồn gốc của giấy chứng nhận cũng bao gồm giá trị của hàng. Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ bị vô hiêu nếu hàng hóa không có nguồn gốc tại một quốc gia cụ thể.

Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có những quy định cụ thể về "Giấy chứng nhận xuất xứ NAFTA". NAFTA là một thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ, Canada, và Mexico nhằm giảm dần và sau đó loại bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ một hoặc một số các quốc gia này. Để có đủ điều kiện để giảm thuế cho một sản phẩm thì phải có một "nguồn gốc tốt" theo quy định của NAFTA và phải có giấy chứng nhận xuất xứ xác nhận thông tin này.

Giấy chứng nhận xuất xứ được chuẩn bị bởi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất và không cần phải nộp cho hải quan, nhưng nó phải được giữ bởi các nhà nhập khẩu trong năm năm. Trong thời gian này hải quan có thể yêu cầu xem tài liệu và phạt tiền lên đến $ 100,000 nếu chưa có giấy chứng nhận. Theo quy định của NAFTA, nếu có một lỗi trong giấy chứng nhận xuất xứ, nước nhập khẩu có quyền "tiếp cận vào" nước xuất khẩu để xác minh tính chính xác của các văn bản. Điều này khác với hầu hết các tình huống khác, trong đó, các nhà xuất khẩu phải bồi thường cho các nhà nhập khầu nếu có thiệt hại.

Nếu tổ chức phát hành phát hiện một lỗi trong giấy chứng nhận xuất xứ, thì phải gửi thông báo đến nhà xuất khẩu trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát hiện ra lỗi. Hình phạt đối với một nước xuất khẩu làm sai lệch giấy chứng nhận xuất xứ là từ 10.000$ và có thể cao hơn nếu sai lầm xảy ra là do cẩu thả hoặc cố ý xuyên tạc. Các nhà nhập khẩu cũng có thể phải chịu trách nhiệm về khoản tiền phạt 10.000USD hoặc cao hơn.

(Nguồn: referenceforbusiness.com)