3CElectricTin tứcTin tức liên quanQuy hoạch và phát triển thủy điện Thừa Thiên – Huế



 Ngoài ra, còn có quy hoạch thuỷ điện nhỏ được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt gồm 09 dự án ưu tiên đầu tư và 03 dự án tiềm năng với tổng công suất 106,5MW.

Trên cơ sở quy hoạch đó, TT- Huế có 12/21 dự án thuỷ điện được Chính phủ cho phép đầu tư theo hình thức Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO). Gồm 04 dự án nhóm A là Thuỷ điện ALưới (170MW); thuỷ điện Bình Điền (44MW); thuỷ điện Hương Điền (81MW); thuỷ điện Tả Trạch (21,5MW) và 08 dự án nhóm B, C gồm Thuỷ điện ALin B1 (42MW); Alin B2 (20MW); Thượng Nhật (6MW); Thượng Lộ (7,5MW); Rào Trăng 3 (11MW); Rào Trăng 4 (9,5MW); A Roàng (7,2MW); Hồ Truồi (6MW).

www.3ce.vn- Website TỦ RACK - TỦ ĐIỆN - THANG MÁNG CÁP - BTS SHELTER
Thi công thủy điện A Lưới

Cho đến nay đã có 02 dự án thủy điện đưa vào vận hành là dự án thủy điện Bình Điền (44MW) đưa vào hoạt động thương mại từ năm 2009 với sản lượng điện bình quân 181,6 triệu kWh/năm và dự án thủy điện Hương Điền (81MW), tổ máy số 1 (27MW) đưa vào hoạt động thương mại từ tháng 8/2010, 02 tổ máy còn lại dự kiến trong năm2011 hoàn thành phát điện.

Các dự án thủy điện khác như Thủy điện A Lưới (170MW), gồm 02 tổ máy, theo đúng kế hoạch sẽ tích nước trong mùa mưa 2011 và phát điện tổ máy số 1 (85MW) vào quý IV/2011. Chậm hơn như các dự án Thủy điện Tả Trạch; Thượng Nhật; Thượng Lộ; Aroàng; Alin B1 đang tiến hành thi công và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trước năm 2014 còn Dự án thủy điện Alin B2, Rào Trăng 3&4 thuộc bậc thang dưới của thủy điện Alin B1 nên tiến độ đầu tư phụ thuộc vào Alin B1 tiến độ buộc phải hoàn thành 2015.

Đánh giá về các dự án thủy điện chậm tiến độ theo dự kiến như dự án thủy điện Thượng Nhật; Thượng Lộ; Alin B1… Qua khảo sát của Sở Công Thương và báo cáo của chủ đầu tư thì nguyên nhân chính do khó khăn về vốn và bị biến động về tài chính nên việc triển khai có chậm so với cam kết.

Mặt khác việc cấp điện thi công không ổn định, vì đường dây được đấu nối với đường dây cấp cho khu vực nông thôn đi qua địa hình miền núi phức tạp, thường xảy ra sự cố, việc khắc phục sửa chữa gặp nhiều khó khăn và việc cắt điều tiết giảm do thiếu nguồn điện quốc gia làm ảnh hưởng đến việc triển khai dự án; lưới điện 35kV hiện có không đáp ứng được yêu cầu đấu nối thủy điện nhỏ khu vực huyện ALưới, Nam Đông.

Ngoài ra còn phải kể đến giá cả vật tư, thiết bị, trên thị trường trong và ngoài nước tăng cao ảnh hưởng đến tiến độ và suất đầu tư của dự án; trong lúc đó dù có chính sách vay vốn ưu đãi đầu tư thủy điện nhưng thực tiễn khó tiếp cận rồi việc đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, kéo dài…  

Tuy nhiên, bên cạnh hỗ trợ các chủ đầu tư dự án thủy điện tháo gỡ khó khăn để thực hiện dự án thì cũng có những dự án chủ đầu tư thiếu năng lực chậm triển khai, UBND tỉnh TT- Huế kiên quyết thu hồi như năm 2011 đã thu hồi dự án Thủy điện Tà Lương do chủ đầu tư là Công ty VNECO miền Trung không có khả năng tài chính để thực hiện và Thủy điện Sông Bồ do Công ty CP thủy điện Thăng Long làm chủ đầu tư.

Đánh giá chung, qua hơn hai năm vận hành (thủy điện hoàn thành sớm nhất - Bình Điền) UBND tỉnh TT- Huế cho rằng ,bước đầu đã có hiệu quả. Các dự án thủy điện đã thực hiện nghiêm túc xả lũ theo quy trình vận hành hồ chứa thủy điện và chỉ đạo của Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc đón lũ và điều tiết đỉnh lũ trong mùa lũ. Kết quả là các đợt lũ vào tháng 9, 10/2010 đã cắt giảm mực nước trên sông Bồ và sông Hương dưới mức báo động 2, 3 và hạn chế ngập lụt cho hạ du.

Về lâu dài để thực hiện tốt quy trình vận hành hồ chứa và liên hồ chứa, đảm bảo an toàn đập, an toàn hạ du trong mùa lũ, Sở Công Thương TT- Huế đã yêu cầu các nhà máy lắp đặt các thiết bị quan trắc lưu vực của hồ chứa; triển khai lắp đặt hệ thống SCADA nhằm giám sát, kiểm soát và thu thập dữ liệu một cách kịp thời, chính xác phục vụ công tác quản lý vận hành đập, nhà máy và công tác chỉ đạo điều hành của địa phương trong công tác phòng chống bão lụt hàng năm.

( Theo : baocongthuong )