Thang cáp - Thang máng cáp - Thang cáp điện - Thang máng cáp điện - Cable Ladder - TrunkingA. Phân loại Thang cáp:
Thang cáp thẳng: Thang cáp thẳng thường được chế tạo từ 2,5m đến 3m nhằm thuận tiện cho việc sản xuất, vận chuyển, lắp đặt. Bước thang 300mm và được đột lỗ để thít dây.
Co ngang (cút L): Cút L còn được gọi là cút 90°. Có chức năng rẽ sang trái trong một hệ thang cáp. Hai đầu của cút L có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau, và khi không bằng nhau thì bạn phải lưu ý hướng rẽ của chúng là trái hoặc phải.
Co lên: Co lên là chi tiết để dẫn hướng cáp đang đi thẳng thành đi lên.
Co xuống: Co xuống là chi tiết để dẫn hướng cáp đang đi thẳng thành đi xuống. Co Xuống và Co Lên là không đối xứng nhau, nên bạn tránh nhầm lẫn hai chi tiết này với nhau khi đặt hàng.
Chữ T (Cút T): Cút T tức ngã 3, 3 hướng của Cút T có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Quy ước về tên gọi chữ T được đọc theo chiều kim đồng hồ độ rộng của 3 cạnh chữ T: ví dụ 3C-T(300x200x100)x100-S1.5 tức cút T có 3 đầu vào lật lượt theo chiều kim đồng hồ là 300x200x100, chiều cao thang là 100 và Sơn tĩnh điện, dày 1,5mm;
Chữ X (Cút X): Tương tự Cút T thì Cút X cũng được quy ước đọc theo chiều kim đồng hồ, trường hợp cả 4 cạnh bằng nhau thì bạn có thể gọi tắt.
Nối thang cáp: 2 miếng nối hai bên thành thang sẽ giúp lắp đặt nhanh ngọn và tiện lợi;
B. Một số lưu ý khi lựa chọn Thang Cáp:
Chỉ nên chọn thang cáp để đỡ các loại cáp đã được bảo vệ XLPE (có ghi trên cáp), hoặc cáp tín hiệu trong các phòng máy, tầng hầm nhà chung cư,...
Cần chọn thang cáp có chiều rộng, cao, độ dày phù hợp:
- Chiều cao phổ biến: H50, H75, H100 mm;
- Chiều rộng phổ biến: W100, W200,… W1000 mm;
- Chiều dày: từ 0,8mm đến 2,5mm
Với các loại thang W từ 300mm bạn nên chọn chiều dày tương ứng ≥1.5mm;
Với thang cáp mạ kẽm nhúng nóng, để đạt được độ thẩm mỹ cao thì cần chọn chiều dày tối thiếu là 1.5mm với thang nhỏ và 2mm trở lên với thang lớn hơn;
Tại 3CElectric bạn có thể chọn Sơn tĩnh điện (tất cả các màu), tôn ZAM, tôn mạ kẽm công nghiệp, hoặc mạ kẽm nhúng nóng.
(MinhTT - 3CElectric)