3CElectricTin tứcGiải pháp kỹ thuậtBiện pháp thi công, lắp đặt thang máng cáp

Biện pháp thi công lắp đặt thang máng cáp

Biện pháp thi công lắp đặt thang máng cáp cụ thể theo các bước sau:

I. Công tác chuẩn bị cho giai đoạn trước khi lắp đặt

1. Kiểm tra các công tác xây dựng liên quan đến công tác lắp đặt máng điện đảm bảo tất cả đã được thực hiện xong

2. Chuẩn bị biện pháp an toàn:

  • Giàn giáo, chống, cùm, sàn thao tác, lan can, dây chằng
  • Dây đai an toàn/ Đai toàn thân (nếu có yêu cầu)
  • Bình chữa cháy, quạt thông gió, khay hứng xỉ hàn hoặc tấm chắn xỉ – nếu có yêu cầu
  • Kính đeo mắt an toàn cho công tác khoan cắt và mặt nạ hàn
  • Kiểm tra an toàn thiết bị điện, đèn chiếu sáng cầm tay (nếu có yêu cầu), dây nguồn và thiết bị cấp nguồn điện thi công
  • Giày, nón bảo hộ, găng tay và găng tay hàn
  • Biển báo khu vực làm việc, băng cảnh báo an toàn (nếu có yêu cầu)

3. Bản vẽ thi công về chi tiết lắp đặt đã được phê duyệt, phiên bản mới nhất, bản vẽ thể hiện đầy đủ các chi tiết:

  • Định vị tuyến máng trên mặt bằng, cao độ lắp, thứ tự lớp và khoảng cách giữa các máng…
  • Loại máng cáp và chi tiết phụ kiện, như: giá đỡ, giá treo, nắp máng, chuyển hướng, chuyển cao độ, rẽ nhánh, tăng/ giảm, kẹp giữ, tấm nối, đệm… hoặc các yêu cầu kỹ thuật điển hình… (nếu có)
  • Hoặc tài liệu kỹ thuật của loại máng cáp và các phụ kiện sử dụng... (nếu có)

4. Chuẩn bị vật tư: Theo danh mục vật tư liên quan, gồm:

  • Máng điện (thép mạ kẽm/ sơn tĩnh điện)/ loại máng (khay cáp, khay đột lỗ, thang cáp, hộp vuông…), phụ kiện các loại theo thiết kế.
  • Que hàn, sơn, giẻ lau, đá cắt, đá mài...
  • Vít và bu lông nối máng, bu-lông neo
  • Dây nối đẳng thế, kẹp giữ máng...

5. Kiểm tra dụng cụ thi công và thiết bị đo đảm bảo hoạt động tốt và an toàn

  • Thủy bình, dây rọi.
  • Máy hàn điện, máy cắt, máy mài, máy khoan cầm tay,…Dụng cụ thi công cá nhân

II. Sơ lược về hệ thống thang, máng cáp điện

1. Hệ thống thang cáp điện

Hệ thống thang cáp điện

2. Hệ thống máng cáp điện

Hệ thống máng cáp điện

Bản vẽ kỹ thuật Thang máng cáp điện:

Bản vẽ kỹ thuật thang máng cáp điện

3. Hệ thống khay cáp

Hệ thống máng cáp điện

III. Tổng quan về quá trình lắp đặt

  1. Định vị các tuyến máng điện theo bản vẽ thi công, xác định kích thước từ trục tham chiếu tại hiện trường. Vạch dấu vị trí lắp các chi tiết máng khống chế tuyến (góc, đầu cuối, rẽ nhánh) và kích thước tuyến theo kích thước thực tế của chi tiết (đầu lên/ xuống, rẽ nhánh, chuyển hướng…). Đánh dấu các điểm treo/đỡ máng và các vị trí cần khoan xuyên/ tạo lỗ kỹ thuật trên kết cấu.
  2. Khoan/ hàn vào kết cấu để lắp bu-lông nở và gắn giá treo/giá đỡ tại các vị trí đã đánh dấu (xem hình 1 – chi tiết treo, giá đỡ). Phải chắc chắn đường máng thẳng và hướng theo các trục đã định vị sẵn.
  3. Khoan lỗ/ đục lỗ xuyên kết cấu tại các vị trí đã vạch sẵn và xử lý lỗ khoét (tô bề mặt/ mài phẳng và sơn dặm…).

  4. Lắp đặt máng điện trên các giá treo/đỡ máng đã lắp đặt và theo cao trình thiết kế theo thứ tự ưu tiên lắp các chi tiết đầu cuối, góc và nhánh trước rồi mới lắp các đoạn thẳng nối giữa các chi tiết này lại với nhau sau. Các vết cắt của các đoạn máng thẳng phải được mài tẩy gờ thép (bavia) của vết cắt, sơn dặm trước khi được lắp nối tiếp vào đoạn máng đã lắp sẵn.
  5. Nối dây đẳng thế tại các mối nối máng (nếu có yêu cầu)
  6. Lắp các tấm chắn, kết cấu đỡ và chèn khe hở tại các vị trí xuyên qua kết cấu toà nhà (xuyên tường, xuyên sàn) theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
  7. Kiểm tra và hoàn thiện máng điện đã lắp đặt xong: cao độ, thứ tự lớp máng, khoảng cách giữa các lớp và trục chuẩn, thẳng theo phương ngang/ phương thẳng đứng (với các máng chạy theo chiều thẳng đứng) và dọc trục, vững chắc, không bị biến dạng… Kiểm tra, bổ sung và siết chặt bu-lông nối máng, bổ sung dây đẳng thế (nếu cần). Kiểm tra, tẩy các gờ sắc cạnh trên mép máng và các vết cắt, sơn dặm tại các vị trí cắt hoặc trầy xước.
  8. Kiểm tra, đánh dấu tuyến máng hoàn thành vào bản vẽ thi công. Làm yêu cầu tư vấn kiểm tra và nghiệm thu bằng mẫu nghiệm thu thi công.
  9. Vệ sinh toàn bộ vật liệu thừa, giữ khu vực thi công sạch và gọn gàng.
  10. Sau khi công tác kéo cáp được thực hiện xong, tiếp tục kiểm tra và sửa chữa các máng cáp bị lệch do thi công kéo cáp rồi mới tiến hành lắp nắp máng cáp.

IV. Công tác lắp đặt thang máng cáp điện

1.1 Lắp đặt bằng thanh treo

1.2 Lắp đặt theo phương thẳng đứng

Kết nối máng cáp với ống luồn cáp

Nối dây đẳng thế tại các mối nối máng (nếu có yêu cầu).

Lắp các tấm chắn, kết cấu đỡ và chèn khe hở tại các vị trí xuyên qua kết cấu toà nhà (xuyên tường, xuyên sàn) theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Kiểm tra và hoàn thiện máng điện đã lắp đặt xong: cao độ, thứ tự lớp máng, khoảng cách giữa các lớp và trục chuẩn, thẳng theo phương ngang/ phương thẳng đứng (với các máng chạy theo chiều thẳng đứng) và dọc trục, vững chắc, không bị biến dạng… Kiểm tra, bổ sung và siết chặt bu-lông nối máng, bổ sung dây đẳng thế (nếu cần). Kiểm tra, tẩy các gờ sắc cạnh trên mép máng và các vết cắt, sơn dặm tại các vị trí cắt hoặc trầy xước

Kiểm tra các hư hỏng vỏ và sơn.

Cân chỉnh, khắc phục các lỗi sau khi kiểm tra.

Kiểm tra, đánh dấu tuyến máng hoàn thành vào bản vẽ thi công. Làm yêu cầu tư vấn kiểm tra và nghiệm thu bằng mẫu nghiệm thu thi công.

Vệ sinh toàn bộ vật liệu thừa, giữ khu vực thi công sạch và gọn gàng.

Sau khi công tác kéo cáp được thực hiện xong, tiếp tục kiểm tra và sửa chữa các máng cáp bị lệch do thi công kéo cáp rồi mới tiến hành lắp nắp máng cáp.

V. Công tác nghiệm thu

Nghiệm thu nội bộ – đạt.

Gửi giấy mời nghiệm thu với CĐT và TVGS.

Nghiệm thu với CĐT và TVGS – đạt.

Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.