Khi gia công lắp ráp sản phẩm, những máy không đủ chất lượng đáng lẽ phải đem hủy, tuy nhiên họ có đường dây để đem hàng này ra ngoài từ đó bán tại thị trường nội địa hoặc xuất đi các nước khác. Tệ hơn nữa, các nhà máy cung cấp linh kiện, vật tư... trong dây chuyền này có thể bán bất kỳ phế phẩm nào ra thị trường, có các đầu mối thu lại, ráp thành máy hoàn chỉnh. Người dùng khi mua sản phẩm này không biết đâu là thật, là giả."
Sự tinh vi trong khâu sản xuất, công nghệ "nhái" của Trung Quốc đá sản xuất ra những mẫu hàng hóa làm người mua mê ly vì giá, nhưng cũng tê tái khi "gặp hạn".
Đồng tình với lý giải trên đây, anh Nguyễn Văn Quyến, một nhân viên IT nói: "Hàng Trung Quốc có nhiều cấp trong đó có hàng Trung ương - chất lượng tốt, giá khá cao. Thứ hai là hàng địa phương, chính là hàng giá rẻ, hàng kém chất lượng vẫn được bán tràn qua biên giới, thậm chí nhan nhản ở những cửa hàng ngay giữa các trung tâm thành phố. Điểm mạnh của chúng là kiểu dáng phong phú, nhiều sản phẩm lạ, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ngay tức thì. Nhưng về lâu dài, đa số hàng Trung Quốc bán trôi nổi ở các chợ vùng biên với chất lượng kém vì chạy theo việc giảm chi phí trong khâu nguyên liệu, sản xuất."
Với những người tiêu dùng bình thường, tìm được cho mình một món hàng với giá rẻ, đẹp mắt, thiết yếu là thỏa mãn. Ít ai trông cái lợi trước mắt mà nhìn thấy cái hại lâu dài.
"Sản phẩm chưa qua kiểm soát gây hại sức khỏe người tiêu dùng: đèn Led trong đồ chơi trẻ con quá sáng gây hại mắt cho trẻ, xe hơi điều khiển bằng radio có cường độ lớn làm tổn thương não trẻ em,..." a nh Trí Vũ cảnh báo. "Âm thanh phát ra từ đồ chơi không thể điều chỉnh được và chứa các tạp âm cùng âm thanh có tần số cao làm ù tai là các tác nhân thay đổi hành vi ứng xử cả trẻ. Điện thoại rẻ tiền có rất nhiều chức băng như xem được TV, nghe được radio,... đươck sản xuất không theo một quy trình kiểm tra nào. Công suất thu phát có thể quá lớn gây nhiễu đến các thiết bị khác và ảnh hưởng lâu dài trên sức khỏe người sử dụng."
Những chiêu che mắt người tiêu dùng
Đa phần dân ta còn nghèo và chưa nhận thức đủ về những tác hại do hàng điện tử Trung Quốc chưa qua các khâu kiểm định gây ra. Trước sự tinh vi biến hóa khôn lường của hàng nhái Trung Quốc, người tiêu dùng vẫn luôn phải gánh chịu hậu quả xấu nhất. Vì thế, nếu đã quyết định mua loại hàng này, khách hàng phải cảnh giác cao độ, trang bị những kỹ năng nhất định.
Nói về kinh nghiệm phân biệt hàng thật- giả Trung Quốc, Nguyễn Văn Thuyên- ĐH Bách Khoa nói: "Hàng Trung Quốc địa phương thường giá rẻ với mẫu mã đa dạng, bắt mắt. Tuy nhiên, chỉ bằng mắt thường, tinh ý chút chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện được vì hàng Trung Quốc thường không sắc nét, màu sắc đôi khi lòe loẹt quá mức. Hoặc chữ viết nhòe, mờ vì kỹ thuật in kém.
Đi mua đồ Lạng Sơn, tốt nhất là nên tránh mua đồ điện tử. Bởi dân bán hàng có những mẹo đối phó với việc thử hàng của khách rất tinh vi. Bạn có thể thấy đầu thu kỹ thuật số, ấm điện, bàn là, bếp từ... hoạt động tốt khi thử, nhưng đem về nhà dùng ít lâu là hỏng là vì thế.
Với điện thoại, máy nghe nhạc, usb hoặc hàng công nghệ giá rẻ cũng vậy. Nhìn bên ngoài có thể mẫu mã đẹp, lịch sự, có khi nhái như thật, nhưng linh kiện bên trong hầu hết là đổ rởm, họ "luộc lại" từ những linh kiện phế thải của các công ty nước ngoài. Dân IT không sành chưa chắc đã phân biệt được, huống chi là người bình thường."
Còn theo anh Chung ở cửa hàng điện thoại ở 356 Tây Sơn, hàng điện tử Trung Quốc thường thu hút người mua vì giá rẻ lại bóng bẩy. Thực tế những main, chip quan trọng bên trong đều là hàng rởm, hàng lỗi của các công ty loại đi, có khi được họ mua lại với giá vài chục nghìn rồi đem "tái sản xuất". "Người bình thường không biết cách và cũng không thể "thử" được, chỉ có thể "ăn may" gặp đồ tốt mà thôi. Nếu không có kinh nghiệm thì tốt nhất không nên tham mua hàng điện Trung Quốc trôi nổi!"- anh Chung khẳng định.
(Theo VNN)