3CElectricTin tứcTin tức liên quanCông nghiệp điện tử, thế mạnh của Việt Nam?



Ông nêu rõ, năm 2009, chúng ta xuất khẩu được ngót 3 tỷ USD, nhưng theo thống kê các DN Việt Nam chưa được 100 triệu USD, thế thì tính ra hơn 90% giá trị xuất khẩu là của các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Khi mới mở cửa, các hãng lớn trên thế giới như Sony, Fujitsu… vào thì chúng ta rất phấn khởi, nghĩ là các hãng này vào mấy năm, công nghiệp điện tử Việt Nam có thể bật ngay lên được nhưng mà đến bây giờ mới thấy nhận định đó hơi “vội vàng”. Họ vào đây là để tìm kiếm lợi nhuận, lợi dụng chính sách ưu đãi của nhà nước như thuế, đất đai, tận dụng nhân công rẻ, trẻ của chúng ta, chứ không phải để giúp Việt Nam phát triển công nghiệp điện tử. Thế nên khi chúng ta gia nhập WTO, chính sách bảo hộ hay ưu đãi không còn thì lập tức họ rút ra và trong suốt thời gian đó, các DN liên doanh không hề đào tạo cho chúng ta được một kỹ sư thiết kế nào. Kỹ sư thiết kế chính là người thiết kế ra sản phẩm, nhưng họ toàn đào tạo mấy ông lắp ráp, quản đốc tiếp thu công nghệ của nước ngoài để sản xuất sản phẩm cho họ. Cho nên, đến nay là 15 năm, từ 1995, chúng ta vẫn chưa có một sản phẩm nào, nói một cách minh bạch là sản phẩm của Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Quang Hùng cho rằng, các DN Việt Nam cần tự đứng trên đôi chân của mình và phải có niềm tin. Đi “nhờ xe” đoạn đầu thì được, nhưng mà phải tự mình mua lấy cái xe và đi. Đây chính là suy nghĩ của Hàn Quốc, khi Hàn Quốc học công nghệ của Nhật, thì người Hàn Quốc luôn có một quyết tâm là phải vượt, và bây giờ quả nhiên họ đã vượt. Các công nghệ màn hình của Sam Sung hiện nay ngang ngửa, thậm chí vượt Toshiba… Các DN Việt Nam nên tập trung đầu tư theo chiều sâu thay vì đầu tư dàn trải theo chiều rộng như trong thời gian vừa qua và chủ động tìm kiếm đối tác trong khu vực, nhất là các nước có CNĐT phát triển để chào mời họ hợp tác sản xuất, đầu tư, chuyển giao công nghệ. Nói cách khác, các DN Việt Nam chỉ nên chọn một chuyên ngành, tập trung vào một lĩnh vực sản xuất loại sản phẩm mà mình có thế mạnh nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao để có thể tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
 
Theo tiến sĩ Trần Quang Hùng, ngành CNĐT có hai hạn chế lớn. Thứ nhất, là hạ tầng của ta dù phát triển rất mạnh nhưng vẫn chưa phải là bền vững, vẫn còn trục trặc, những lỗi này lỗi kia, ảnh hưởng tới quá trình phát triển ngành. Thứ hai, đội ngũ chuyên gia mặc dù rất đông nhưng chưa giỏi, hay nói một cách chính xác hơn số người giỏi vẫn ít. Chúng ta còn thiếu những chuyên gia đầu ngành, ví dụ như những chuyên gia về phân tích hệ thống, chuyên gia đầu ngành về lập trình... Vì thế, sức cạnh tranh của CNĐT so với khu vực và trên thế giới chưa cao. Chính vì nhà máy bé, thiết bị không hiện đại cho nên khi đi đấu thầu chúng ta bị chèn ép, chứ nếu có nhà máy hoành tráng và nhiều chuyên gia giỏi thì sao họ chèn ép được mình.
 
Thế nhưng, chúng ta lại có ưu điểm nổi bật so với các nước khác đó là dân số của chúng ta hiện nay rất trẻ, trên 50% là dưới 30 tuổi. Toán rất giỏi, như hiện tượng Ngô Bảo Châu. Nếu mà chúng ta tổ chức đào tạo tốt đội ngũ ấy thì có thể hình thành những chuyên gia đầu ngành trong cả lĩnh vực phần mềm lẫn phần cứng và tôi tin chúng ta sẽ mạnh lên. Trong vấn đề này, rất cần có một cơ chế khuyến khích nếu tôi nghiên cứu cái này ra, nhà máy nào sản xuất được, hay nhà nước đỡ đầu cho cái này sản xuất được thì tôi được bao nhiêu tiền hay những quyền lợi gì khác. Chỉ cần trong nước có 1 DN sản xuất được không chỉ có lợi 10.000 USD, 20.000 USD mà là hàng triệu USD.

 

(Theo Tamnhin)