3CElectricTin tứcTin tức liên quanThủy điện Lai Châu: Vững vàng trước mùa lũ


Để có được công trình này, những người thợ ở đây phải đào gần 15 triệu m3, đắp gần 2,6 triệu m3 đất đá, nhiều hơn cả thủy điện Sơn La; đổ trên 3,6 triệu m3 bê tông; 49.465,7 tấn cốt thép; khoan phụt xi măng 82.410 m; lắp đặt 31.833 tấn thiết bị công nghệ. Các nhà thầu đang thực hiện khối lượng đào đất đá hố móng vai trái, vai phải, các hạng mục dẫn dòng thi công giai đoạn 1, bóc phủ và khai thác mỏ đá 1B.

Theo Đại tá Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Ban Điều hành dự án thủy điện Lai Châu của Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, đơn vị sẽ đảm nhận khoảng 30% khối lượng thi công của cả công trường, chủ yếu bên bờ phải, từ cao trình 420m xuống cao trình 200m. Khó khăn nhất là thời gian rất gấp, mặt bằng thi công chật hẹp nhưng CBCNVC của Tổng công ty Trường Sơn vẫn quyết tâm phấn đấu và đã hoàn thành đắp đê quây, kênh dẫn dòng để hoàn thành công trình chống lũ, đảm bảo ngăn được lũ trong mùa mưa năm nay. Thời điểm này, các đơn vị đang huy động tối đa ô tô tải hạng nặng, cần cẩu, máy gạt… ngày đêm hoạt động hết công suất để đảm bảo tiến độ công trình và vượt qua mùa lũ an toàn.

Đồng hành cùng Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, bên phía bờ trái của công trình thủy điện Lai Châu, màu áo xanh nõn chuối đặc trưng của Tập đoàn Sông Đà vẫn hối hả công việc của mình, cùng với đội quân Licogi đang ngày đêm bám sát công trường. Số lượng CBCNV có mặt trên công trường thời kỳ cao điểm khoảng 4.000 người.

Tính đến nay, các đơn vị đã đổ bê tông kết cấu CVC cống dẫn dòng đạt trên 60.000 m3, đảm bảo theo yêu cầu chống lũ năm 2011. Khoảng 5,5 triệu m3 đất đá hố móng đã được khai thác; công tác bóc phủ mỏ thực hiện đạt trên 2,5 triệu m3; đê quây giai đoạn 1 thực hiện 7000.000m3. Hội đồng nghiệm thu cơ sở đã ký nghiệm thu hoàn thành đê quây giai đoạn 1 - đợt 2 đến độ cao  212m, phục vụ chống lũ tiểu mãn theo sơ đồ chống lũ tối thiểu, đảm bảo yêu cầu chống lũ năm 2011…

Mặc dù phải thi công trong điều kiện khó khăn về địa hình địa chất, thời tiết khí hậu, thiếu vốn nhưng từ khi khởi công đến nay, chủ đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với tổng thầu và các nhà thầu trong tổ hợp để hoàn thành được mục tiêu chống lũ năm 2011. Theo tiến độ, các nhà thầu tập trung thi công các hạng mục công trình đáp ứng mục tiêu ngăn sông Đà đợt 1 vào cuối tháng 2/2012; phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình chính trong tháng 7/2011; cung cấp bản vẽ thi công và dự toán đáp ứng tiến độ thi công.

Một trong những công việc thuộc đường găng cho mục tiêu này là đào hố móng kênh dẫn dòng và đập vai phải. Khối lượng cần hoàn thành từ nay đến hết tháng 10/2011 là 2,8 triệu m3.

Theo Ban Quản lý dự án, hiện nay, công việc đang bị chậm tiến độ do chưa thu xếp đủ vốn. Nguyên nhân là do tình hình tài chính của EVN đang rất khó khăn. EVN đang kiến nghị các giải pháp thu xếp vốn từ nguồn vay các ngân hàng thương mại và Quỹ bảo hiểm xã hội như đã được qui định trong Cơ chế quản lý và thực hiện dự án đã được ban hành. Nguồn vốn này cần phải được giải ngân trong tháng 7/2011 mới có thể thực hiện được mục tiêu ngăn sông Đà - Công trình thủy điện Lai Châu vào cuối tháng 2/2012.

Giải quyết vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La - Lai Châu ngày 17/6, yêu cầu ưu tiên vốn cho hai dự án trọng điểm Sơn La và Lai Châu. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tập trung giải ngân vốn ở Ngân hàng Phát triển, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc giải ngân theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ. Các địa phương cần chú trọng công tác thanh quyết toán hàng tháng việc đền bù, di dời dân. Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu các nhà thầu bằng mọi cách không được để ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trên công trường


Thủy điện Lai Châu

Vững vàng trước mùa lũ

Công trình thủy điện Lai Châu là bậc thang trên cùng của hệ thống thủy điện sông Đà. Công trình được khởi công năm 2010, có 3 tổ máy với tổng công suất thiết kế 1.200 MW, điện lượng trung bình hàng năm là 4,67 tỷ kWh. Dự kiến, tổ máy 1 phát điện năm 2016, hoàn thành công trình năm 2017.

Để có được công trình này, những người thợ ở đây phải đào gần 15 triệu m3, đắp gần 2,6 triệu m3 đất đá, nhiều hơn cả thủy điện Sơn La; đổ trên 3,6 triệu m3 bê tông; 49.465,7 tấn cốt thép; khoan phụt xi măng 82.410 m; lắp đặt 31.833 tấn thiết bị công nghệ. Các nhà thầu đang thực hiện khối lượng đào đất đá hố móng vai trái, vai phải, các hạng mục dẫn dòng thi công giai đoạn 1, bóc phủ và khai thác mỏ đá 1B.

Theo Đại tá Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Ban Điều hành dự án thủy điện Lai Châu của Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, đơn vị sẽ đảm nhận khoảng 30% khối lượng thi công của cả công trường, chủ yếu bên bờ phải, từ cao trình 420m xuống cao trình 200m. Khó khăn nhất là thời gian rất gấp, mặt bằng thi công chật hẹp nhưng CBCNVC của Tổng công ty Trường Sơn vẫn quyết tâm phấn đấu và đã hoàn thành đắp đê quây, kênh dẫn dòng để hoàn thành công trình chống lũ, đảm bảo ngăn được lũ trong mùa mưa năm nay. Thời điểm này, các đơn vị đang huy động tối đa ô tô tải hạng nặng, cần cẩu, máy gạt… ngày đêm hoạt động hết công suất để đảm bảo tiến độ công trình và vượt qua mùa lũ an toàn.

Đồng hành cùng Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, bên phía bờ trái của công trình thủy điện Lai Châu, màu áo xanh nõn chuối đặc trưng của Tập đoàn Sông Đà vẫn hối hả công việc của mình, cùng với đội quân Licogi đang ngày đêm bám sát công trường. Số lượng CBCNV có mặt trên công trường thời kỳ cao điểm khoảng 4.000 người.

Tính đến nay, các đơn vị đã đổ bê tông kết cấu CVC cống dẫn dòng đạt trên 60.000 m3, đảm bảo theo yêu cầu chống lũ năm 2011. Khoảng 5,5 triệu m3 đất đá hố móng đã được khai thác; công tác bóc phủ mỏ thực hiện đạt trên 2,5 triệu m3; đê quây giai đoạn 1 thực hiện 7000.000m3. Hội đồng nghiệm thu cơ sở đã ký nghiệm thu hoàn thành đê quây giai đoạn 1 - đợt 2 đến cao

độ 212m, phục vụ chống lũ tiểu mãn theo sơ đồ chống lũ tối thiểu, đảm bảo yêu cầu chống lũ năm 2011…

Mặc dù phải thi công trong điều kiện khó khăn về địa hình địa chất, thời tiết khí hậu, thiếu vốn nhưng từ khi khởi công đến nay, chủ đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với tổng thầu và các nhà thầu trong tổ hợp để hoàn thành được mục tiêu chống lũ năm 2011. Theo tiến độ, các nhà thầu tập trung thi công các hạng mục công trình đáp ứng mục tiêu ngăn sông Đà đợt 1 vào cuối tháng 2/2012; phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình chính trong tháng 7/2011; cung cấp bản vẽ thi công và dự toán đáp ứng tiến độ thi công.

Một trong những công việc thuộc đường găng cho mục tiêu này là đào hố móng kênh dẫn dòng và đập vai phải. Khối lượng cần hoàn thành từ nay đến hết tháng 10/2011 là 2,8 triệu m3.

Theo Ban Quản lý dự án, hiện nay, công việc đang bị chậm tiến độ do chưa thu xếp đủ vốn. Nguyên nhân là do tình hình tài chính của EVN đang rất khó khăn. EVN đang kiến nghị các giải pháp thu xếp vốn từ nguồn vay các ngân hàng thương mại và Quỹ bảo hiểm xã hội như đã được qui định trong Cơ chế quản lý và thực hiện dự án đã được ban hành. Nguồn vốn này cần phải được giải ngân trong tháng 7/2011 mới có thể thực hiện được mục tiêu ngăn sông Đà - Công trình thủy điện Lai Châu vào cuối tháng 2/2012.

Giải quyết vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La - Lai Châu ngày 17/6, yêu cầu ưu tiên vốn cho hai dự án trọng điểm Sơn La và Lai Châu. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tập trung giải ngân vốn ở Ngân hàng Phát triển, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc giải ngân theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ. Các địa phương cần chú trọng công tác thanh quyết toán hàng tháng việc đền bù, di dời dân. Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu các nhà thầu bằng mọi cách không được để ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trên công trường.

( Theo : baocongthuong )