3CElectricTin tứcGiải pháp kỹ thuậtHướng dẫn lắp đặt và sử dụng tủ điện hạ thế

Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng tủ điện hạ thế:

Tủ điện 3CE được chia thành từng khoang tủ riêng biệt để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, lắp đặt tại công trường. Trước khi xuất xưởng, tủ được kiểm tra kỹ và được test các đặc tính cơ, điện bởi kỹ thuật viên phòng QC nhà máy. Khách hàng có thể yêu cầu cung cấp các biên bản test nếu cần.



Sau khi nhận được tủ điện, khách hàng cần đọc kỹ bản hướng dẫn lắp đặt và sử dụng đi kèm theo tủ. Tất cả thông tin cần thiết về công tác lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng tủ đều được mô tả chi tiết trong hướng dẫn sử dụng.

1. GIAO NHẬN HÀNG:

A. Đóng gói
Tủ điện 3CE thường được đóng gói và vận chuyển theo từng tủ một. Có 2 kiểu đóng gói tủ điện như sau:
Đóng gói tiêu chuẩn: Tủ được quấn nilong, bọc xốp ở ngoài cánh tủ (nếu cánh tủ có thiết bị điều khiển), sau đó đóng giấy bên ngoài và quấn thêm một lớp nilong nữa.
Đóng gói xuất khẩu: Cho vào tủ các túi hút ẩm, sau đó bọc lại bằng nilong và bọc xốp ngoài cánh tủ (nếu cánh tủ có các thiết bị điều khiển) sau đó đóng vào thùng gỗ.
B. Lưu kho 
Tủ cần được lưu kho trong điều kiện được xếp trên mặt phẳng không bị nghiêng xô lệch, trong môi trường khô ráo và thông thoáng, không bị ảnh hưởng bởi mưa gió (đối với tủ trong nhà), không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và bụi bẩn. Nếu có thể nên để nguyên vỏ bọc cho đến khi lắp đặt. Nhiệt độ lưu kho cho phép từ -25oC đến 70oC. Không được để tủ hạ thế loại trong nhà ở ngoài trời dù có được phủ bạt kín.

2. LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN:

A. Chuẩn bị mặt bằng
Mặt bằng đặt tủ phải sạch sẽ, bằng phẳng. Sai lệch cao độ £ 2mm/m.
nên để khoảng trống phía sau lưng cách tường ít nhất 1000mm để mở cánh tủ và có không gian cho người thao tác vận hành sửa chữa.
Phía mặt trước tủ nên để khoảng trống ít nhất 1200mm (hoặc 1600mm cho tủ 6300A) để có thể mở được cửa, có không gian thực hiện việc bảo dưỡng tủ hoặc khi cần thiết có thể sử dụng thiết bị nâng. Để khoảng trống dự phòng cho việc mở rộng tủ về sau.
Trường hợp cáp vào ra dưới đáy tủ thì xảy ra 2 trường hợp dưới đây:
+ Cáp đi qua mương cáp phía dưới đáy tủ: Trường hợp này độ sâu mương cáp phải đảm bảo tối thiếu 600mm để đủ độ uốn vòng của cáp.
+ Cáp đi qua sàn giả: Trường hợp này phải khoan lỗ dưới sàn để luồn cáp.

B. Ghép các khoang tủ điện
- Đặt các khoang tủ vào đúng vị trí cần lắp đặt.
- Gỡ bỏ tất cả phần bao bọc khi vận chuyển tủ.
- Tháo các tấm che và các phần phụ khác để thuận tiện cho quá trình thao tác trong tủ.
- Các khoang tủ có thể được lắp đặt bắt đầu từ phải qua trái, từ trái qua phải hoặc từ giữa.
- Đặt khoang tủ đầu tiên vào vị trí và bắt chặt xuống nền bằng bulong M12 dùng các lỗ có sẵn trên đế tủ.
- Khoang tủ thứ 2 ghép với khoang tủ thứ nhất bằng bulong M10 dùng các lỗ đã có sẵn trên khung tủ.
- Làm tương tự cho các khoang tủ còn lại.
Chú ý: Trường hợp mặt sàn kê tủ không phẳng, phải kê các khoang tủ cho cân trước khi dùng bulong bắt cố định.
C. Nối các thanh cái và thanh tiếp địa
Nối các thanh cái đồng theo trình tự sau: + Để bản đồng nối phía dưới thanh cái đồng rồi đẩy lên vào giữa các khe của thanh cái. + Gióng thẳng hàng các lỗ để xỏ bulong. + Bắt bulong, long-đen và ê cu. + Chiều dài bulong phụ thuộc vào số thanh đồng cần nối và khoảng cách cách điện yêu cầu. + Siết chặt tất cả các Ê-cu với mô-men yêu cầu dùng cờ-lê lực như trong bảng dưới đây:
Đường kính bulong Momen lực
HM6 1.3
HM8 2.8
HM10 5

-Sau khi đã siết chặt, đánh dấu vào ê-cu với một giọt sơn màu đỏ. -Trong một vài trường hợp, để thuận lợi cho quá trình lắp bản đồng nối, có thể tạm thời tháo thanh kẹp sứ đỡ thanh cái ra. Sau khi đã lắp xong tất cả các bản nối đồng phải lắp trả lại với mô-men lực siết như trong hình bên. D. Đấu cáp vào - ra - Trường hợp cáp vào từ nóc: + Tháo nóc tủ hoặc tháo tấm luồn cáp + Khoan lỗ phù hợp để lắp ốc siết cáp + Lắp ốc siết cáp với IP phù hợp cho tủ + Lắp lại nóc hoặc tấm luồn cáp, + Luồn cáp qua lỗ + Cáp phải đi vào đúng vị trí, cứ mỗi đoạn 400 mm lại được cột vào thanh đỡ cáp + Bó các sợ cáp cùng một mạch lại với nhau. Số sợi cáp trong mỗi bó phụ thuộc vào đường kính của cáp

Tiếp diện cáp

Số sợi trong 1 bó

<10

8

16 ~ 50

4

>50

Riêng biệt

  - Trường hợp cáp vào từ đáy: + Tháo tấm bịt đáy. + Khoan lỗ phù hợp để lắp ốc siết cáp. + Lắp ốc siết cáp phù hợp IP tủ điện. + Lắp lại tấm bịt đáy. + Luồn cáp qua lỗ. + Cáp phải đi vào đúng vị trí, mỗi đoạn 400mm lại được buộc vào thanh đỡ cáp. + Trường hợp không có tấm bịt đáy, cáp vào được buộc vào thanh đỡ cáp ở phía đáy của khoang tủ. E. Nối dây nhị thứ Luồn dây trong máng cáp: + Máng cáp phải được bắt chặt tại các vị trí cách nhau 600mm. + Máng cáp không được lấp đầy quá 70% . + Không được thít dây khi đi trong máng cáp. Nối cáp vào cực thiết bị: + Phải nhét tất cả các sợi cáp vào trong lỗ cực thiết bị. + Bắt chặt nhưng chú ý không để làm đứt các sợi cáp Cáp phải có lớp bảo vệ: + Tiếp địa lớp bảo vệ của cáp. *Chú ý: Máng cáp phải được bắt chặt bằng vít phù hợp để tránh nguy cơ làm đứt cáp. F. Kiểm tra trước khi đóng điện + Kiểm tra bỏ tất cả những vật có thể gây ảnh hưởng tới việc vận hành của tủ điện (mẩu dây vụn, bu-lông, ê-cu, các dụng cụ). + Hút bụi toàn bộ tủ. + Kiểm tra cách điện của mạch nhị thứ. + Vận hành kiểm tra thử mạch nhị thứ của tủ. + Cấp điện và thử vận hành với các thao tác khác nhau. + Tiến hành đo kiểm tra cách điện toàn bộ. + Nếu mạch tiếp địa là kiểu TNC, tháo cực nối đất trước khi tiến hành đo cách điện. + Đo cách điện với thiết bị đo cách điện chuyên dụng và hệ t hống phải được cấp điện áp ít nhất 500Vdc. + Điện trở cách điện đo được phải đạt ít nhất 1000 ohms/V. + Nếu giá trị điện trở cách điện đo được thấp hơn yêu cầu ta phải sấy khô tủ (bằng điện trở, bóng đèn) trong 24h và thực hiện đo lại. + Các thí nghiệm kiểm tra về cách điện đã được thực hiện tại nhà máy (xem biên bản thí nghiệm xuất xưởng). + Các bước đấu dây và kiểm tra cuối cùng. + Đấu lại cực tiếp địa đã được tháo trước khi đo kiểm tra cách điện và điện môi. + Kiểm tra tiếp xúc giữa các phần dẫn điện khác nhau của tủ (long-đen, dây tiếp địa cánh tủ). + Kiểm tra độ chặt của tất cả các điểm đấu nối điện, cơ khí và bulong bắt cố định tủ bằng cách sử dụng cờ-lê lực. + Các mục cần kiểm tra khác. - Độ vững chắc của các thiết bị. - Kiểm tra nhãn mác, đánh dấu trên tủ điện, trên mạch lực và mạch điều khiển. - Nhìn kiểm tra tất cả các bề mặt ngoài và lớp sơn. Sơn chấm lên trong trường hợp bị xước hoặc hư hỏng.
Trên đây là bản Hướng dẫn và lắp đặt tủ điện, để hiểu rõ hơn về các sản phẩm Tủ điện của 3C Electric kính mời quý khách hàng truy cập vào website: https://3ce.vn/ hoặc liên hệ trực tiếp với Phòng kinh doanh chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất: Công ty TNHH Điện – Điện tử 3C Phòng Kinh Doanh Tel: 024 37728575 Email: contact@3ce.vn

Một số bài viết liên quan:

 

(PhucND – 3CElectric)